Bối
cảnh lịch sử thời nhà Đinh
Cuối triều Ngô, triều đình suy yếu dần, các thế lực địa phương nổi lên
lên cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau, từ đó dẫn đến “Loạn 12 sứ quân”.
Hình 1. Địa bàn cát cứ của 12
sứ
quân. Nguồn ảnh: Internet
Trước tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh - vốn là con trai của Thứ sử Hoan Châu
Đinh Công Trứ (tướng dưới quyền Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền) và đồng thời là
thuộc tướng của sứ quân Trần Minh Công. Khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh
đem quân về giữ Hoa Lưu. Đến khi nhà Ngô mất ngôi, ông đã lần lượt đánh bại các
sứ quân và thống nhất lại đất nước với việc đem quân từ Hoa Lư (Ninh Bình) vừa
liên kết với một số sứ quân, vừa đánh dẹp các sứ quân khác.
Khi dẹp xong “Loạn 12 sứ quân”, năm Mậu Thìn (tức năm 968), Đinh Bộ Lĩnh
lên ngôi Hoàng đế, lấy đế hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại
Cồ Việt, dời đô về Hoa Lư (Ninh Bình), đặt niên hiệu là Thái Bình để khẳng định
chủ quyền đất nước, bờ cõi phân chia rõ ràng.
Đại Việt Sử ký Toàn thư đã đánh giá về Đinh Tiên Hoàng như sau: “Tiên Hoàng tài năng sáng suốt hơn người,
dũng lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không chủ, các hùng trưởng cát cứ,
đánh một cái mà 12 sứ quân thần phục hết, rồi mở nước đóng đô, đổi xưng Hoàng đế,
đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ, chắc ý trời vì nước Việt ta sinh
ra bậc thánh triết để tiếp nối chính thống”[1].
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ
Thích ám sát. Trước tình hình đó, triều đình lập con thứ của vua Đinh là Vệ
Vương Đinh Toàn (bấy giờ mới 6 tuổi) lên ngôi, sử gọi là Đinh Phế Đế. Thái hậu
Dương thị (Dương Vân Nga) và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng nhiếp chính.
Triều Đinh tồn tại được 12 năm, trải qua hai đời vua: Đinh Tiên Hoàng
(968 - 979) và Đinh Phế Đế (979 - 980).
Xây dựng chính quyền thời nhà Đinh
Về
chính trị:
Song song với việc xóa bỏ
bộ máy chính quyền đô hộ và nhanh chóng xây dựng chính quyền tự chủ,
nhà nước luôn chú trọng độc lập trấn áp các thế lực cát cứ, bảo
vệ sự thống nhất đất nước. Với vai trò của một vị Hoàng đế đứng đầu đất
nước độc lập tự chủ, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu xây dựng một nhà nước chính thể
quân chủ mới.
Sau khi lên ngôi Hoàng
đế, đã bắt tay xây dựng một chính thể quân chủ mới Kiểu nhà nước thời nhà
Đinh là: Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thống nhất.
Hình thức nhà nước thời
Đinh: Là quân chủ chuyên chế. Đinh Tiên Hoàng xây dựng một triều đình quân
chủ có quy chế rõ ràng hơn vương triều Ngô trước đó. Năm 968, ông cho
chế định triều nghi.
Từ đời Tần (221 - 206
TCN) trở về sau, bậc vua Thiên tử đều xưng là Hoàng đế. Tần Thủy
Hoàng (221 - 210 TCN) kiêm tính Lục quốc (Hàn - Triệu - Ngụy - Yên - Tề
- Sở) thống nhất Trung Quốc, tự cho đực lớn hơn Tam Hoàng, công cao hơn
Ngũ Đế, nên xưng như vậy. Đinh Bộ Lĩnh xưng là Hoàng đế là có ý
sánh với các vua Thiên tử của Trung Quốc, thể hiện lòng tự tôn dân
tộc và tự tin vào vị thế của mình.
Đó là những biểu hiện
mới của tinh thần tự chủ, quyết tâm giành độc lập hoàn toàn cho dân
tộc và cũng là sự phủ định quyền bá chủ của các hoàng đế phương
Bắc.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời
nhà Đinh
Từ sơ đồ bộ máy nhà nước,
ta có thể phân ra như sau: Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và tổ chức bộ
máy nhà nước ở địa phương.
Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương
Tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước quân chủ độc lập dần dần được hình
thành ở triều đình Hoa Lư. Hoàng đế là người
có quyền lực cao nhất không thể phân chia, toàn bộ quyền lực tối cao của nhà
nước tập trung trong tay một vị hoàng đế.
Hoàng tộc, hoàng gia là bộ phận những người
có quan hệ huyết thống ruột rà máu mủ với nhà vua như: cha mẹ, vợ con…
Theo thể chế của quân chủ đế vương, bên cạnh
việc lập các hoàng tử, công chúa, phò mã, năm 970, Đinh Tiên Hoàng cho lập 5
hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông…Đây là một khối
hoàng gia nòng cốt của dòng họ Đinh và triều đình Hoa Lư.
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên
ngôi, xây dựng chính quyền nhà Đinh, đổi tên nước là Đại Cồ Việt. Đứng đầu là
vua, Công thần giúp việc cho vua có các quan chia hai ngạch quan văn và võ, có
sự phân công rõ ràng ở các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, luật pháp, tôn giáo.
Về ban văn gồm có: Nguyễn Bặc với chức Định
Quốc Công đứng đầu triều đình; Lưu Cơ với chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án và Thái sư Hồng Hiến, Sứ quán
Trịnh Tú…
Các con của Đinh Tiên
Hoàng đều được phong tước Vương, như Đinh Liễn con cả được phong làm
Nam Việt vương (969), con thứ là Đinh Toàn, phong làm vệ vương (978).
Năm 971, Đinh Tiên Hoàng
bắt đầu quy định các cấp bậc hàng ngũ quan văn, quan võ, tăng đạo.
Đinh Tiên Hoàng phong Nguyễn Bặc làm Đinh Quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ
phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, tăng thống Ngô Chấn Lưu
được ban hiệu là Khuông Việt Đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ
Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng Chân uy nghi. Gả công chúa Minh
Châu cho Trần Thăng, cho Thăng làm Phò mã Đô úy (Trần Thăng là em của
Trần Minh công - tức Trần Lãm).[1]
Trong Sử học bị khảo,
sử gia Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) nhận xét: “Quan chế nhà Đinh lấy
gốc từ quan chế nhà Tống mà ra: Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình ngục
(sách Chu Lễ chép Sĩ sư hạ đại phu, 4 người, quan chế nhà Đinh cũng
theo gốc từ đấy).
Ngoại giáp: Sử nhà Lý
gọi binh là giáp. Đinh Tiên Hoàng mất Ngoại giáp là Đinh Điền cùng
với Lê Hoàn, Nguyễn Bặc đón Vệ vương [Đinh Toàn] lên ngôi Hoàng đế.
Ngoại giáp là chức trọng của địa thần, cai quản ngoại binh. Phò mã
Đô úy (đời Hán đặt, coi ngựa cho nhà vua. Đời tần đời ngụy về sau
cho những người lấy công chúa làm công chức ấy, quan chế nhà Đinh
cũng gốc ở đấy)”.[2]
Tổ chức nhà nước vẫn
tiếp tục xây dựng và củng cố chế độ trung ương tập quyền tiến thêm một bước là định phẩm cho
các quan văn, quan võ và tăng đạo. Trong triều đình, một số quan văn,
quan võ như: sĩ sư, tướng quân, nha hiệu,..và các chức tăng quan như
đại sư, tăng lục đạo sĩ, sùng chân uy nghi, các hoàng tử được phong vương.
Thời Đinh,
Nhà nước lấy đạo Phật làm quốc giáo nên ngạch tăng quan có vai trò
lớn trong việc tham dự triều chính, người đứng đầu tăng quan có quyền
hành như tể tướng, là một cố vấn cho nhà vua.
Khi nhà nước quân chủ độc
lập non yếu mới hình thành đang cần chỗ dựa về ý thức hệ, một công
cụ tinh thần xây dựng và quản lý đất nước chính vì thế Phật giáo
đã trở thành tôn giáo chính trong nhà nước.
Đinh Tiên Hoàng đã công
nhận Phật giáo như một tôn giáo chính thức. Năm 971, ông quy định các
cấp bậc Tăng đạo, đồng thời với cấp bậc quan văn, quan võ. Hàng ngũ
tăng quan trong triều đình nhà Đinh có các chức Tăng thống (Ngô Chân
Lưu), Tăng lục (Trương Ma Ni)...
Tăng thống: tên chức
quan, đứng đầu Tăng quan, chịu trách nhiệm quản lý mọi công việc Phật
giáo trong nước, bắt đầu đặt ra từ nhà Hậu Tần (384 - 417) thời Thập
lục quốc (16 nước).
Tăng lục: tên chức quan,
đứng đầu Tăng lực ty. Tăng lục ty là cơ quan quản lý công việc Phật
giáo, bắt đầu đặt ra từ nhà Đường (618 - 907). Niên hiệu Khai Thành
(836 - 840) đời Đường Văn Tông đặt Tả, Hữu, Tăng lục ty, chưởng mọi
việc của chúng tăng ni. Các triều đại sau này theo như thế đều thiết
lập chức Tăng lục và Tăng lục ty. (Theo Trung
Quốc lịch đại quan chế đại từ điển)
Thời nhà Đinh chức Tăng
lục là chức ở dưới Tăng thống. Từ đó, cho thấy được về tổ chức
chính quyền Trung ương thời Đinh, từ quan chế, nghi tiết, phần lớn đều
phỏng theo các triều đại Đường, Tống của Trung Quốc.
Tổ chức chính quyền
trung ương và các địa phương được sắp xếp lại có quy củ hơn trước.
Các nhà sư là tầng lớp có học thức hơn hết trong xã hội, đóng vai
trò quan trọng trong xây dựng kiến trúc thượng tầng của chế độ phong
kiến và được nhà Đinh rất trọng vọng. Sư Ngô Chân Lưu được ban hiệu
là Khuông Việt đại sư, giữ chức tăng thống đứng đầu tầng lớp tăng lữ
và được tham dự triều chính như một cố vấn của nhà vua.
Về
tổ chức quan chế
Theo Đại Việt Sử ký Toàn
thư, đến đời Đinh Tiên Hoàng đã “bắt đầu quy định cấp bậc văn võ và tăng đạo”.
Trong triều có một số chức quan văn, võ: Quốc công, Sĩ sư,… như Nguyễn Bặc làm
Định Quốc công; Lưu Cơ là Đô hộ phủ sĩ sư (quan coi việc hình án trong cả
nước); Lê Hoàn làm Thập đạo Tướng quân (tướng chỉ huy quân đội cả nước); Ngô
Chân Lưu làm Tăng thống (vị sư đứng đầu Phật giáo), Trương Ma Ni làm Tăng lục
(chức quan phụ trách Phật giáo, dưới Tăng thống); Đặng Huyền Quang làm Sùng
chân uy nghi (chức quan trông coi Đạo giáo),…Sở dĩ có nhiều chức phụ trách Phật
giáo quan trọng vì dưới thời nhà Đinh, đạo Phật được coi là quốc đạo.
Tổ chức bộ máy nhà nước ở
địa phương
Nhà nước được mô phỏng theo
chính quyền đô hộ, đơn vị cấp hành chính cơ sở của quốc gia Đại Cồ Việt là giáp
xã, xã, sách, động. Dưới thời Đinh, đạo là đơn vị hành chính đồng thời cũng là
đơn vị quân sự.
Nhà Đinh chia nước ra làm 10 đạo. Dưới
đạo là cấp giáp và xã: Đứng đầu giáp là Quản giáp, Phó tri giáp; đứng đầu xã là
Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng.
Hình 2. Bản đồ thời nhà Đinh. Nguồn ảnh: Internet
Xây
dựng phát triển đất nước thời nhà Đinh
Đối nội
Về
kinh tế
Nông
nghiệp: Đầu thế kỷ X, kinh tế nước ta với sản xuất chính vẫn là
nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở của chế độ sở
hữu ruộng đất, mà chế độ sở hữu ruộng đất công vào thời kỳ này đã chiếm ưu thế
tuyệt đối trong cơ cấu chung về ruộng đất. Toàn bộ đất đai trong toàn quốc bao
gồm cả loại ruộng đất tịch thu được từ chính quyền đô hộ và các “sứ quân” được
đặt dưới quyền sở hữu tối cao của Nhà nước độc lập tự chủ do nhà vua đứng đầu.
Đơn vị sản xuất tại các
làng xã vào đầu thế kỷ X, dưới thời Đinh thực tế là đơn vị hành chính cấp cơ sở
của chính quyền Nhà nước quân chủ. Vì
vậy, quyền chiếm hữu, và sử dụng ruộng đất công của nhà nước là ở cấp làng xã.
Trên cơ sở ruộng đất trong
toàn quốc thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước, người nông dân trong các
giáp, thôn của làng xã đã tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất họ được phân
chia.
Vào thời Đinh cũng đã hình
thành các tụ điểm dân cư mới do công cuộc khẩn hoang ở lưu vực song Hồng. Ngoài
ra triều đình nhà Đinh còn cử quan lại không chỉ làm nhiệm vụ trấn trị mà còn
khai thác đất đại ở một số nơi.
Thủ
công nghiệp: Thời kỳ này, ta có thể biết được các công cụ
qua việc xây dựng kiến trúc kinh đô Hoa Lư. Ta có thể biết được cũng đã có một
số nghề đã xuất hiện như: dệt, rèn đúc, thuộc da, nghề mộc, nghề đục đá. Cùng
với nhiều hiện vật đất nung khác và những kiến trúc bằng gỗ lim đã phần nào
khẳng định nghè xây dựng là một trong những nghề thủ công rất phát triển và đạt
đến mọt trình độ khá cao dưới thời Đinh.
Thủ công nghiệp phát triển
là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Nhà nước, quân đội cũng như của nhân
dân
Thương
nghiệp: Ngoài thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng đang được mở
mang.
Vào thời kỳ này, nhà Đinh,
vào năm 968 đã cho đúc tiền riêng. Đây có thể là những đồng tiền đầu tiên của
nước ta, đúc hình tròn, lỗ vuông, trên
có chữ “Thái Bình hung bảo”, phía lưng đúc một chữ “Đinh”. (Tuy nhiên, có sách khác viết về đồng tiền của
nước ta được đúc đầu tiên vào thời vua Lý Nam Đế, nhà nước Vạn Xuân, thời Tiền
Lý).
Đã xuất hiện cùng với các
loại tiền của Trung Hoa lưu hành trong dân gian cho biết thương nghiệp đã mở
mang, đòi hỏi phải có mặt tiền tệ với tư cách là vật ngang giá trong quá trình
trao đổi mua bán.
Ngoài nội thương thông qua
buôn bán, trao đổi trong phạm vi nhỏ hẹp tại địa phương và giữa các địa phương
với nhau, thì ngoại thương thời nhà thương cũng đã có những dấu hiệu mới. Sử cũ
ghi vào năm 976, đã có “thuyền buôn của nước ngoài đến dâng sản vật nước của
họ”. Việc thuyền buôn đến dâng sản vật chứng tỏ thị trường nước ta thời Đinh có
một sức hấp dẫn với thương nhân ngoại quốc.
Tuy nhiên, công thương
nghiệp thời Đinh vẫn còn nhiều yếu tố sơ khai và còn trong tình trạng nhỏ hẹp,
manh mún.
Về
tổ chức quân đội
Năm Thái Bình thứ năm
(974), vua Đinh Tiên Hoàng tổ chức quân đội thành đạo, quân, lữ, tốt, ngũ.
Mỗi đạo có 10 quân, mỗi
quân có 10 lữ, mỗi lữ có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người. Như
vậy, một đạo có 100.000 quân, “Thập đạo” là 10 đạo thì tính ra quân đội thời
Đinh lên tới 1.000.000 người. So với tình hình xã hội lúc bấy giờ, con số ấy và
danh gọi “Thập đạo Tướng quân” có lẽ chỉ là con số trên dự kiến, trên danh
nghĩa chứ chắc không phải thực.
Binh lính được phân phát
cho đội mũ Bình Đính vuông 4 góc. Theo nhà sử học Ngô Thì Sỹ, lúc bấy giờ binh
và nông chưa chia, khi có việc thì gọi ra, xong việc cho về làm ruộng.
Đinh Tiên Hoàng phiên chế
quân đội thành 10 đạo, mỗi đạo 10 lữ quân, mỗi lữ quân 10 tốt, mỗi
tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Chỉ huy quân đội là thập đạo tướng
quân. Nhà Đinh đã coi mỗi đơn vị hành chính là đơn vị quân sự, kết
hợp chặt chẽ hoạt động quản lý hành chính với chỉ huy quân sự trong
hoạt động và tổ chức của bộ máy nhà nước.
Năm Thái Bình thứ năm (974), vua Đinh Tiên
Hoàng tổ chức quân đội thành đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Ở trung ương có quân đội
thường trực, có nhiệm vụ canh phòng bảo vệ kinh đô.
Ra sức xây dựng một lực lượng quân đội
mạnh chia làm 10 đạo, mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân có 10 lữ, mỗi lữ
có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người; đủ sức để bảo
vệ đất nước và đè bẹp cát cứ ở các địa phương. Quân đội được tăng
cường và tổ chức thống nhất.
Đại
Việt Sử ký Toàn thư viết: “Mùa xuân, tháng 2 năm Thái Bình
thứ 5 (974) quy định về quân 10 đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ,
1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người đầu đội mũ bình đính,
vuông bốn góc (loại mũ này làm bằng da, chóp phẳng, bốn bên khâu
liền, trên hẹp dưới rộng, quy chế này đến đầu đời bản triều khời
nghĩa, vẫn còn dùng, đời sau cũng theo thế)”.[1]
Hay sử gia Ngô Sĩ Liên
cũng bàn luận: “Xét về quy chế các quân lữ này, tính từ một ngũ 10
người cho đến một đạo 10 quân, thì số của mỗi quân lên đến một vạn
người, hợp cả số quân 10 đạo thì lên đến 100 vạn người. Để có đủ
quần áo, lương thực cung cấp cho 100 vạn người ấy, phải phiền đến sự
cung đốn của vài ức vạn người. Thế thì sức dân của một nước làm
sao đương nổi? Chắc là lúc bấy giờ binh và nông chưa phân biệt, còn
tình trạng hễ có việc gọi ra, xong việc thì giải tán về đồng
ruộng. Hoặc giả cũng như cách kén chọn lính ở Bốn trấn,...”.[2]
Năm 975, Đinh Tiên Hoàng
quy định áo mũ quan văn quan võ.
Trong Sử học bị khảo,
Sử gia Đặng Xuân Bảng cho rằng: “Quan chế đời Đinh có Thập đạo tướng
quân, kiêm quản các quân trong và ngoài, còn chữ Thập đạo chưa xét ra
được. Điện tiền chỉ huy sứ (quan chế đời Tống, Điện tiền chỉ huy sứ
một người, Phó sứ một người giữ các ban, trực trước điện). Quan chế
nhà Đinh cũng lấy gốc từ đấy ra,...Ngoại giáp Đinh Điền là chức
trọng của đại thần, cai quản Ngoại binh (tức binh ở các địa phương
trong nước - thế giới)...Nhà Đinh
dùng Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, binh lính thiên hạ, nắm cả ở
trong tay, mà lại kiêm Điện tiền chỉ huy sứ, thì trong ngoài cung môn,
đều vào tay một mình Lê Hoàn…”.[3]
Năm 978, Đinh Tiên Hoàng
lập con nhỏ là Hạng Lang làm Thái tử, phong con thứ là Đinh Toàn làm
Vệ vương.
Đến cuối thời nhà Đinh
năm 979, triều đình đã có thủy binh riêng và bộ binh riêng. Điều này
là căn cứ vào sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “...Trước đó, khi
[Đinh] Điền và [Nguyễn] Bặc cất quân, Thái hậu nghe tin lo sợ...Rồi
đó, [Lê Hoàn] chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô
(tức Ái Châu - Thanh Hóa)...Điền, Bặc thua chạy, lại đem thủy quân ra
đánh. Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Điền tại
trận, bắt được Bặc…”. [4]
Tổ chức chính quyền
nhà nước ngày càng được hoàn thiện, nhìn chung vẫn còn đơn giản, tổ
chức hoạt động của nhà nước chưa được thể chế hóa, chế độ quan lại
chưa rõ ràng, chặt chẽ.
Tính độc lập tự chủ
của nhà nước thế kỷ X thể hiện ở cách xưng danh hiệu của những
người đứng đầu nhà nước qua các triều đại: “Vương" đời Ngô,
“Đế" đời Đinh; thể hiện qua việc thực hiện chức năng đối nội,
đối ngoại của nhà nước.
Thi hành chính sách xóa
bỏ các thứ thuế nặng nề, phi lý. Thực hiện chính sách bình quân
thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kêu rõ họ tên quê quán
giao cho giáp trưởng trông coi. Trị dân theo cách khoan dung giản dị,
nhằm mục đích để nhân dân yên vui. nguồn thu nhập chủ yếu của nhà
nước là thuế ruộng - thứ thuế đánh đồng đều theo hộ khẩu và ở mức
độ nhẹ, điều đó thể hiện thái độ “khoan dung “ của nhà nước. Nhà
nước sở hữu tối cao về ruộng đất trên danh nghĩa tiến hành thu thuế
ruộng đất (đại tô). Ngoài ra còn tiến hành phong cấp đất đai cho thân
tộc và quan lại. Người được phong thay mặt cho nhà vua trấn trị một
vùng và được thực ấp một số hương trong vùng.
Chính sách “trọng
nông" được phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp
như nghề dệt, đồ gốm,...Bước đầu chú trọng đến thương nghiệp bỏ các
loại tiền của Trung Quốc.
Về văn hóa
Từ khi
triều Đinh được thành lập, kinh đô Hoa Lư trở thành trung tâm chính trị, văn
hóa của quốc gia Đại Cồ Việt, nằm giữa một vùng núi đá vôi của Ninh Bình, cách
Hà Nội ngày nay khoảng 100km về phía Nam, và thay thế cho trung tâm chính trị,
văn hóa Cổ Loa kể từ năm 968.
Thời
Đinh giống như nhiều thời kỳ lịch sử khác, vẫn là duy trì những tín ngưỡng bản
địa như: thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, người có công với đất nước,
thờ thần và nghi lễ phồn thực của cư dân trồng lúa nước.
Về mặt tư tưởng
Đạo
Phật và đạo giáo là những tôn giáo có mặt ở nước ta từ những thế kỷ sau Công
Nguyên. Thời gian này, trong cơ cấu bộ máy nhà Đinh , ngoài tầng lớp quý tộc, công thần, đã có thêm tầng lớp tăng lữ. Họ rất được
trọng vọng. Nền văn hóa nhân gian đang được phục hồi và phát
triển. Phật giáo được xem là quốc giáo và chi phối đời sống tinh
thần của xã hội.
Về giáo dục
Khoa
cử chưa có ở thời kỳ này, phải đến thế kỷ XI mới bắt đầu, việc truyền dạy chữ
Nho được các nhà sư đảm nhiệm, vì trong các nhà Phật việc học dùng chữ Hán là
để truyền tài, Phật, Đạo.
Có học
chữ Nho nhưng chưa có khoa cử tuyển chọn những người nho sĩ đỗ đạt để làm quan
trong triều đình.
Vào
thời nhà Đinh, một số ngành nghệ thuật cũng đã phát triển như: nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc và trang trí trong cung điện, thành lũy, chùa miếu, và mang dấu
ấn của một nền văn hóa bản địa.
Về xã hội
Xã hội
Đại Cồ Việt có sự phân hóa nhưng chưa thật sự rõ nét. Kinh tế nông nghiệp cùng
với chế độ sở hữu ruộng đất công chiếm ưu thế tuyệt đối nên nông dân công xã là
lực lượng lao động chính và là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội.
Đồng
thời, có một số đại diện kinh tế địa chủ được hình thành gắn liền với bọn đô hộ
thống trị và đối nghịch với nhà nước đương thời. Phần lớn tầng lớp thống trị xuất thân từ những thổ hào, thủ lĩnh
địa phương nắm quyền cai quản ở các địa phương. Số khác là những công thần của
triều đình được ban cấp.
Vì thế giữa tầng lớp cầm
quyền với dân chúng cị trị chưa có sự ngăn cách, trái lại còn gắn bó với những
quan hệ gần gũi, mộc mạc, dân dã như một đại gia đình trong một cộng đồng công
xã mở rộng.
Tiềm lực kinh tế và chính
trị có vị trí nhất định, nhưng nhìn chung, các chủ trang trại, chủ sở hữu tư
nhân còn nhỏ về số lượng và chất lượng, chưa đủ để gây ra những xáo trộn lớn,
nhưng cũng đủ để tạo nên sự có mặt trong các “công xã nông thôn” một tầng lớp đáy cùng
của xã hội được quan niệm như “nô lệ gia đình”.
Tuy các tầng lớp xã hội
trong thời Đinh có địa vị khác nhau: quý tộc, thổ hào, tăng lữ, nông dân công
xã, đến những nô lệ gia đình họ đều là những
“con rồng cháu tiên”, “cây một cuội, nước một nguồn” đã tập hợp nhau lại
chung quanh nhà nước quân chủ Đại Cồ Việt, cùng xây dựng và bảo vệ đất nước độc
lập tự chủ.
Đối ngoại
Để
khẳng định chủ quyền độc lập và trước một nhà Tống đã hoàn thành việc thống
nhất Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến lớn ở Châu Á, Đinh Tiên Hoàng
không thể không có những biện pháp ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo.
Từ năm
967, khi đang là Đại Thắng Vương, Đinh Bộ Lĩnh đã cho Đinh Liễn giữ chức tiết
độ sứ. Mặc dù vào thời điểm đó Đinh Bộ lĩnh chưa phải là người đứng đầu đất
nước và cũng chưa có quan hệ gì với nhà Tống. Lấy chức danh tiết độ sứ phong
cho Đinh Liễn đã thể hiện quyền lực và khẳng định sự tiếp nối của người Việt tự
chủ trên lãnh thổ của mình.
Năm Kỷ
Tỵ (969), sau khi thống nhất đất nước lên ngôi hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng “Phong
cho con trai trưởng là Liễn làm Nam Việt Vương”, một lần nữa khẳng định ý thức
độc lập tự chủ của Đinh Tiên Hoàng.
Quan
hệ ngoại giao của Đại Cồ Việt và Đại Tống trong thời kỳ này có mối quan hệ hữu
nghị. Với những động tác ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Đinh Tienen Hoàng đã
buộc nhà Tống phải thừa nhận sự độc lập tự chủ của Nhà nước Đại Cổ Việt và Vua
Tống phải “ Tôn yêu Bộ Lĩnh”, công nhận “Bộ Lĩnh người đời làm họ lớn, giữ được phương xa”, làm một việc mà
hàng nghìn năm chưa từng có trong mối bang giao giữa hai nước.
Đối
với nước láng giềng ở phía Tây là Ai Lao và nước láng giềng phương Nam là Champa hầu như không
có gì.
Tình hình pháp luật thời nhà Đinh
Nhà
nước thời Đinh vừa mới hình thành, còn đang trên bước đường kiện toàn nên nền
pháp chế của thời kỳ này cũng chuwaa được xây dựng quy củ, lúc này chưa có luật
thành văn. Mặc dù, Lưu Cơ giữ chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án là một chức
quan tư pháp nhưng các biện pháp quản lý xã hội còn mang màu sắc quân sự cùng
với những hình phạt nặng nề như:
Sách Đại
Việt Sử ký Toàn thư khi viết về pháp
luật nhà Đinh có đoạn: “Vua muốn dùng uy
chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh
rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Mọi người đều sợ
phục, không ai dám phạm”. Với sự
ràng buộc của luật tục chưa quy định thành pháp luật.
Hình 3. Các hình phạt thời nhà Đinh. Nguồn ảnh: Internet
Những từ “trái
phép”, “phạm” được ghi ở trên, đã
gián tiếp cho thấy thời nhà Đinh đã có những mẫu mực xử sự chung trong quan hệ
xã hội được thể hiện dưới hình thức phép tắc, luật lệ do nhà nước đặt ra.
Bộ máy nhà nước còn mang
đậm bóng dáng của một bộ máy tự quản của làng xã. Nhưng dù sao “Bắt đầu quy dịnh cấp bậc quan văn, quan võ,
tăng đạo”, “Chia nước làm mười đạo”, cũng bước đầu khẳng định vai trò Nhà
nước trung ương tập quyền đang cố gắng vươn xuống đến tận cơ sở.
Như vậy, cũng cho thấy đất nước vừa thoát
khỏi ách nô lệ, mới trở lại thành một quốc gia độc lập, thống nhất, kỷ cương
chưa đầy đủ, trật tự xã hội chưa ổn định, thì nhà nước phải dùng đến những biện
pháp khắc nghiệt để thị uy với những kẻ không phục tùng.
Mặc dù những biện pháp ấy chưa thể xem là
pháp luật chính thức của một nhà nước nhưng nó cũng không chỉ dừng lại ở luật
tục của một địa phương, một vùng mà đã từ luật tục trong xã hội được nêu lên
thành “phép nước”.Ở thời kỳ này, nhà
Đinh có thể đã ban hành văn bản pháp luật. Tuy nhiên, tập quán pháp vẫn là
phổ biến và điều chỉnh các quan hệ phổ biến của xã hội.
Sử gia Lê Văn Hưu nhận
xét: “[Đinh] Tiên Hoàng có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu
lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng
cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước
dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần
đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết
để tiếp nối quốc thống của Triệu vương chăng?”. [5]
Nhìn chung, pháp luật thời kì này khá hà khắc
đối với các thế lực cát cứ, chống đối. Những hình phạt tàn bạo không phải đặt
ra để trừng trị toàn thể nhân dân.
(còn tiếp...)
[1] Đại Việt
Sử ký Toàn thư. Sđd. tr. 213.
[2] Ngô Thì
Sĩ, Đại Việt sử ký tiền biên,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr. 155.
[3] Đặng Xuân
Bảng, Sử học bị khảo, Sđd, tr.
494 - 495.
[4] Đại Việt Sử ký Toàn thư. Sđd. tr. 215.
[5] Đại Việt Sử ký Toàn thư. Sđd. tr. 211.
[1] Đại Việt Sử ký Toàn thư. Sđd. tr.212.
[2] Đặng Xuân
Bảng, Sử học bị khảo, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, 1997, tr. 494 - 495.
Nhận xét
Đăng nhận xét