CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Trên nền tảng của 9 chủ đề đã xây dựng, thay mặt Ban Biên tập, tôi xin gửi đến các bạn thành viên CLB Lịch sử nước nhà bài viết số đầu tiên của chủ đề mới - Các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam. Sau đây là những vấn đề liên quan đến chủ đề này:
Về tên chủ đề, chúng ta đã thấy chứa đựng một khái niệm mà cho đến nay có rất nhiều khái niệm về nó, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung – đó là khái niệm chiến tranh.
 Đối với các nước trên thế giới, họ xem khái niệm “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể” là phổ biến hơn cả. [1]
Đối với những người Marxist, họ theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin cho rằng “chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.”
Tóm lại, Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.
Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tếngoại giao,...).
Về nội dung của chủ đề, nó sẽ bao gồm các vấn đề sau:
Một là, khi đề cập tới chiến tranh cần làm rõ nguồn gốc và bản chất của nó, đó là vấn đề đầu tiên:
Về nguồn gốc của chíến tranh:
F.Engels chỉ rõ, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột thì chiến tranh ra đời và tồn tại như một tất yếu khách quan. Chế độ áp bức bóc lột càng hoàn thiện thì chiến tranh càng phát triển. Chiến tranh trở thành "Bạn đường" của mọi chế độ tư hữu.
Chủ nghĩa Marx - Lenin cũng khẳng định : sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc xã hội) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
Về bản chất của chiến tranh:
Theo V.I. Lenin : "Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác" (cụ thể là bằng bạo lực). Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể.
Theo quan điểm chủ nghĩa Marx - Lenin : "Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế", "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc", chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội. Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị.
Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang.
Chiến tranh tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội.
Hai là, trong phạm vi của chủ đề là đề cập đến các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam, do đó chủ đề sẽ chia thành các mảng như: Chiến tranh thời cổ trung đại, chiến tranh thời cận đại và chiến tranh thời hiện đại. Trong từng mảng sẽ đề cấp đến các nội dung của từng thời kỳ  bao gồm nghệ thuật quân sự, vũ khí quân sự, trận đánh tiêu biểu, nhân vật tiêu biểu,..


Trên đây là những tổng hợp bước đầu về chủ đề trong tháng 8, rất mong nhận được sẽ quan tâm của các bạn.
Người viết: Đỗ Xuân Giang



[1] http://nghiencuuquocte.org/2015/01/11/chien-tranh/

Nhận xét