Tập phim “Đại chiến Ung Châu thành” của nhóm Việt Sử Kiêu
Hùng gần đây đã tạo nên 1 làn sóng tranh luận rất nhiều về Lý Thường Kiệt và về
chiến dịch Bắc tiến của nhà Lý. Tuy nhiên, trong bài này tôi muốn đề cập một
thế trận khác, thế trận ngoại giao giữa ba nước Tống - Việt – Chiêm.
Vậy, thế trận này như thế nào mà đáng quan tâm?
Khuất sau những chiến công.
Đa phần những chiến dịch tiến công
sang Chiêm Thành của các triều đại Việt Nam không hề mang tính chất tự vệ thuần
tuý, và tương tự với Chiêm Thành.
Vua Chiêm giúp Ngô Nhật Khánh sang
đánh Đại Cồ Việt (979) là cuộc xâm lược. Vua Lê Đại Hành năm 982 sai sứ sang
giao hảo với Chiêm Thành không được thì cũng mang quân sang đánh, phá hủy thành
trì, giết chúa, hủy tông miếu, cốt cũng là một cuộc xâm lược. Lý Thái Tông thân
chinh tiến sâu vào đất Chiêm, giết vua Sạ Đẩu rồi tàn sát ba vạn người. Sau đó
Ngài sai sứ sang Tống bảo “Chiêm Thành đã lâu không tới cống, tôi sang bắt chúa
nó về trị tội”. Đó cũng là một cuộc tranh xâm lược.
Nhưng tại sao phải xâm lược?
Câu trả lời nằm ở phía Bắc nước ta.
“Thiên triều” không thích có một cường quốc giáp cương thổ với mình. Chính vì
vậy họ luôn dùng chính sách đối trọng, tạo sự thù địch để kìêm chế sự vươn lên
của các quốc gia tiềm năng lân bang.
Thí dụ, nếu vua Lê thất bại trong
việc kìêm chế Chiêm Thành, nhà Tống sẽ gửi sứ sáng “thăm hỏi” rồi thu xếp kẹp
nước ta vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.
Còn nếu ta thắng thì cứ làm như vua
Lý Thái Tông. Sai sứ sang “thông báo” cho thiên triều biết về tương quan lực
lượng để họ ở nhà, khỏi cất quân hoài công.
Vậy phải nhấn mạnh: Sự thắng thua
trong các cuộc chiến giữa Chiêm Thành - Đại Việt sẽ quyết định xem phương Bắc
có xâm lược nước ta hay không. Nếu ta thắng, họ án binh, nếu ta thua, họ đe
dọa. Đó là nguyên tắc cơ bản cho ván bài ba bên này.
Khi “thế nước đang mạnh” không đồng nghĩa với “sẵn sàng án
binh”.
Tuy nhiên, trường hợp nước Tống thời
tể tướng Vương An Thạch lại là một ngoại lệ. Nước Tống đã suy yếu đi nhiều,
Vương tể tướng nóng lòng cải cách nên gặp nhiều phản đối. Vì vậy, ông ấy nhất
thiết phải tạo ra một kẻ thù để tiêu diệt, tạo uy danh cho bản thân. Và kẻ ấy
chính là Đại Việt.
Điều này giải thích cho lý do tại
sao “thông điệp” mà Lý Thánh Tông gửi vào năm 1068 bị bỏ qua. Nhà Tống thiết
lập gọng kìm Tống – Chiêm nhằm phân tán lực lượng Đại Việt. Tuy nhiên phải nói
rằng Vương tể tướng đã “quá rướn thành ra chuột rút”.
Nước Chiêm, vừa mới hồi phục sau
nhiều thất bại trước Đại Việt dĩ nhiên là chưa đủ sức lực để đương đầu với Tiết
chế Lý Thường Kiệt. Vì vậy mà họ dễ dàng bị đánh bại khi quân Việt đánh xuống
phía Nam.
Còn quân Tống, vốn lực lượng chủ lực
tập trung ở phương Bắc đề phòng Liêu - Hạ, nay lại phải dịch chuyển xuống
phương Nam để chuẩn bị xâm lược. Đường xa mệt mỏi, vận chuyển khó khăn, lẽ dĩ
nhiên là rất yếu. Có thể nói, nhà Tống đã “phá luật” khi thấy nước Chiêm thua
(1068, 8/1075) nhưng vẫn quyết định Nam tiến.
Và vì vậy, Thái úy họ Lý cũng sẵn
sàng phá luật khi mang quân đánh thẳng vào ba châu: Ung, Khâm, Liêm. Sau chiến
thắng, mọi trật tự lại vãn hồi.
Kết luận
Nhưng xét cho cùng, xuyên suốt lịch
sử Việt nam rất hiếm khi phương Bắc phá luật. Quả thật, nếu Chiêm Thành đánh
thua thì phương Bắc cũng không động can qua làm gì. Bởi căn bản, Trung Hoa cũng
có những mối lo xâm lược từ phương Bắc như ta mà thôi.
Đến khi ấy, tình trạng đối đầu Trung
- Việt - Chiêm sẽ phải tạm thời phủ lên
một trật tự phân bậc rõ ràng. Trung Hoa là thiên triều, ta thuần phục họ, còn
Chiêm Thành là chư hầu của ta, tuyệt đối không được thần phục thiên triều.
Người viết: Võ Nam Du
Nhận xét
Đăng nhận xét