23/7
1.
Khúc Thừa Dụ quê ở xã Cúc Bồ, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương đã dấy binh đánh
đuổi bọn đô hộ nhà Đường, mở đầu nền tự chủ của đất nước ta. Ông là người đã
một thời trị nước, an dân nhưng cũng chỉ xưng là Tiết Độ Sứ.
Ông
mất ngày 23/7/907, con là Khúc Hạo lên thay.
2.
Tạ Quang Bửu nhà hoạt động khoa học sinh ngày 23/7/1910 ở Nam Hoành, Nam Đàn,
Nghệ An. Thuở nhỏ ông học ở Quảng Nam, Huế, tốt nghiệp ông được cấp học bổng du
học ở Pháp, Anh. Ra trường ông được về dạy tại trường Quốc học Huế.
Ông
chuyên nghiên cứu toán học lí thuyết và toán học ứng dụng vào sinh vật, vật lí
học, hoá học, ông đậu chứng chỉ hạng ưu của văn bằng cử nhân toán học khi ông
du học bên Pháp. Ông luôn luôn quan tâm đến thời cuộc, vận mệnh dân tộc. Cách
mạng Tháng Tám thành công ông đã có mặt trong hàng ngũ kháng chiến chống Pháp.
Trong
kháng chiến chống Pháp ông từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại hội nghị
Giơnevơ tháng 7/1954 ông là thành viên của phái đoàn chính phủ Việt Nam, thay
mặt Bộ Quốc phòng kí các văn bản về quân sự với Pháp. Sau ngày tiếp quản Thủ đô
ông tham gia đào tạo cán bộ khoa học kĩ thuật trên cương vị Hiệu trưởng trường
đại Học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Do
có công lớn, ông được Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng nhiều danh hiệu và
huân chương cao quý.
Tạ
Quang Bửu mất ngày 21/8/1986 tại Hà Nội, thọ 76 tuổi.
3.
Hồ Tùng Mậu sinh năm 1896, quê ở Quỳnh Đôi, Nghệ An.
Xuất
thân trong một gia đình yêu nước, từ năm 1816 ông cùng một số đồng chí cách
Mạng sang Xiêm và Trung Quốc lo việc cứu nước. Năm 1923 ông cùng Lê Hồng Sơn
thành lập "Tâm tâm xã", một tổ chức có xu hướng Cộng sản và tham gia
trong vụ ám sát toàn quyền Méclanh ở Sa Điện trong năm 1924. Năm 1925, qua
những lần tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc ông trở thành một cán bộ xuất sắc trong
tổ chức "Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội".
Năm
1926 ông ra nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, bị chế độ Tưởng Giới Thạch bắt giam
nhiều lần và lần cuối bị kết án chung thân đưa về nước. Suốt 12 năm tù đày và
trải qua nhiều nhà lao đến tháng 3/1943 ông vượt ngục về hoạt động ở Trung bộ.
Năm 1946 ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính liên khu 4. Năm
1949 ông làm Tổng thanh tra Chính phủ, rồi được bầu vào Ban Chấp hành Trung
ương Đảng và làm Hội trưởng Hội Việt Trung hữu nghị.
Ngày
23/7/1951 trên đường đi công tác ông đã hi sinh vì máy bay địch oanh tạc. Ông
được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
*
23/7/1980: Phạm Tuân được tàu Soyuz 37 phóng lên không gian, trở thành người
Việt Nam và Châu Á đầu tiên bay vào không gian.
24/7
1.
24/7/1965: Ngày truyền thống Binh chủng tên lửa Phòng không.
2.
Ngày 24/7/1968, mười nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mĩ vùi ở Ngã ba Đồng
Lộc (Hà Tĩnh).
Trong
kháng chiến chống Mĩ, ngã ba này là một cửa ngõ quan trọng để vào hệ thống
đường Hồ Chí Minh. Máy bay Mĩ đến đây đánh phá ác liệt, có ngày hơn 10 trận. Tổ
thanh niên xung phong gồm mười cô gái từ 17 đến 22 tuổi do Võ Thị Tần làm tổ
trưởng được giao nhiệm vụ lấp hố bom, sửa đường, cắm tiêu, gỡ bom, hướng dẫn xe
đi qua Ngã ba Đồng Lộc.
Ngã
ba Đồng Lộc trở thành một địa chỉ lịch sử, ghi đậm chiến công của lực lượng
thanh niên xung phong về sự hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải
phóng miền Nam.
3.
Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, và là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng".
Với
ý nghĩa đó ngày 24/7/1993, Chủ tịch nước đã công bố Luật Đất đai. Luật quy định
chế độ quản lí, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật
gồm có 7 chương và 89 điều.
Cũng
ngày này, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được công bố. Luật gồm 5
chương, 16 điều. Mục đích của Luật là để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp
có hiệu quả, thực hiện công bằng hợp lí sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử
dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước.
25/7
1.
25/7/ 1905: Ngày sinh của Nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam.
2.
Ngày 25/7/1938 xuất bản tác phẩm "Vấn đề dân cày" của các đồng chí
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm kí bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình
phát hành tại Hà Nội.
Vận
dụng lí luận của nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng và thực tiễn khảo sát
đời sống nông thôn, các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu thực trạng nông thôn Việt
Nam dưới ách áp bức thực dân và phong kiến, đề cập đến vần đề ruộng đất và dân
cày.
Cuốn
sách phê phán nhận thức quan điểm sai lầm đối với dân cày và vạch rõ vị trí của
người dân cày trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách lên tiếng tố cáo chính sách
phản động của đế quốc phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn vay lãi nặng... và
nêu lên yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận nhân dân Pháp.
3.
25/7/1948: Thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam.
4.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng qua đời vào ngày 25/7/1960.
Ông
sinh năm 1912 ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Học tập ở Hải Phòng, làm thư
kí nhà Đoan, rồi về Hà Nội Viết văn để kí thác tấm lòng với đất nước. Ông có sở
trường về đề tài lịch sử, đã viết các tiểu thuyết: "Đêm hội Long
Trì", "An Tư công chúa", kịch "Vũ Như Tô", "Cột
đồng mã viện" – Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp
ông viết kịch "Bắc Sơn", "Những người ở lại", "Kĩ sư
Cao Lạng" – Hoà bình lập lại, ông viết "Truyện Anh Lực",
"Bốn năm sau", "Luỹ Hoa" và "Sống mãi với Thủ đô".
Nguyễn
Huy Tưởng là nhà văn người Hà Nội và có nhiều tác phẩm về Hà Nội có giá trị.
26/7
1.
26/7/ 1294 (tức tháng 7 năm Giáp Ngọ): Ngày mất của Thái sư, Chiêu Minh Đại
vương Trần Quang Khải.
Chiêu
Minh Vương Trần Quang Khải là danh tướng nhà Trần, sinh năm 1214 quê ở Tức Mặc,
Thiên Trường, Nam Định.
Ông
học nhiều, biết rộng, có tài văn chương, giỏi việc quân sự. Năm 1271 ông được
cử giữ chức Tướng quốc Thái Uý, rồi thăng đến Thái sư.
Trong
cuộc đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược, ông cùng Trần Quốc Tuấn và các chiến
hữu lập được những chiến tích vẻ vang.
Bài
thơ chiến thắng khải hoàn "Tụng giá hoàn kinh sư" trở thành bản hùng
ca dân tộc.
"
Đoạt giáo Chương Dương độ
Cầm
hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu
nỗ lực
Vạn cổ thử
giang san."
Hội
nghị họp dưới sự lãnh đạo chủ toạ của Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản -
Lê Hồng Phong, nhằm triển khai tinh thần nghị quyết Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản,
bổ sung cho nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ nhất – tạo ra một bước chuyển
biến sâu sắc của cách mạng Đông Dương trong tình hình mới.
Hội
nghị chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế rộng rãi, đấu tranh cho các
mục tiêu dân chủ, cơm áo và hoà bình. Hội nghị nhấn mạnh đến việc thay đổi hình
thức tổ chức đấu tranh, triển khai các tổ chức và đấu tranh hợp pháp, bán hợp
pháp bên cạnh phương thức bí mật, đấu tranh chống những biểu hiện tả khuynh và
hữu khuynh trong Đảng.
27/7
1.
27/7/1792 (tức ngày 9 / 6 năm Nhâm Tý): Ngày mất của nhà giáo Võ Trường Toản.
2.
27/7/1907: Ngày sinh của Giáo sư Nguyễn Xiển.
3.
Ngày 27/7/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh. Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc,
Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị quân đội Quốc gia Việt Nam,
Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã tập họp tại Đại Từ (Bắc
Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ
tịch chọn một ngày làm ngày "Thương binh".
Sau
khi cân nhắc về nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày
27/7/1947 làm ngày "Thương binh toàn quốc". Chiều ngày 27/7/1947, một
cuộc mít tinh quan trọng tổ chức tại huyện Đại Từ (Bắc Thái) có 2000 người tham
gia. Ban Tổ chức ngày "Thương binh toàn quốc" đã trịnh trọng đọc thư
của Hồ Chủ tịch. Trong thư Người cho biết đã ủng hộ một chiếc áo lụa của Hội
Phụ nữ gửi biếu Người, một tháng lương và một bữa ăn trưa của các nhân viên
trong Phủ Chủ tịch.
Từ
năm 1947, ngày "Thương binh" đã được tổ chức trọng thể thường kì hàng
năm. Sinh thời năm nào vào dịp này, Hồ Chủ tịch đều có thư và quà gửi cho anh
em thương binh và các gia đình liệt sĩ. Tháng 7/1954, sau thắng lợi Điện Biên
Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết vấn đề liệt sĩ, gia đình liệt
sĩ và công tác thương binh. Trên ý nghĩa đó, từ năm 1955 ngày "Thương binh
toàn quốc" được đổi thành ngày "Thương binh liệt sĩ".
4.
Những tội ác chiến tranh tàn bạo của Đế quốc Mĩ đã làm bùng lên những đợt sóng
mạnh mẽ và rộng rãi trên thế giới ủng hộ Việt Nam, chống đế quốc Mĩ xâm lược,
kiên quyết đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút không điều kiện toàn bộ
quân Mĩ về nước.
Trong
bối cảnh đó, ngày 27/7/1972, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân châu Âu
đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã họp tại Paris. Dự hội nghị có 27 đoàn đại
biểu, trong đó có các đoàn đại biểu các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các đoàn
đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân các nước Tây Âu và Bắc Âu. Hội nghị đã
thông qua một bản tuyên bố quan trọng về vấn đề Việt Nam, kịch liệt lên án
chính quyền Níchxơn, xâm lược miền Nam Việt Nam và leo thang chiến tranh chống
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, gây ra nhiều tội ác cực kì tàn bạo đối với nhân
dân Việt Nam.
28/7
1.
Ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 Hàng Nón – Hà Nội, Hội nghị đại biểu Công hội đỏ
Bắc Kì lần thứ nhất đã họp. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, thay mặt ban trị sự lâm
thời Bắc Kì lao động liên hiệp Tổng Công hội báo cáo về tình hình phong trào
đấu tranh của gia cấp công nhân Việt Nam.
Hội
nghị quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kì, thảo luận và thông qua Điều
lệ và chương trình hoạt động của Hội, quyết định xuất bản tờ báo "Lao
động" làm cơ quan tuyên truyền, và tạp chí "Công hội đỏ" làm cơ
quan lí luận của Hội. Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh phụ trách. Tiếp sau đó các Tổng Công hội đỏ ở Trung Kì, Nam Kì được
thành lập. Cuối 1929 Hội nghị đại biểu các Tổng Công hội đỏ địa phương đã quyết
định thống nhất tổ chức và bầu ra Ban Chấp hành chính thức của Tổng Công hội đỏ
Bắc Kì.
Từ
đó qua các thời kì cách mạng, Công hội đỏ có nhiều tên gọi khác nhau: Công hội
đỏ (1929–1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1939–1941), Công nhân cứu quốc (1941–1945),
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 20/7/1946), Tổng công đoàn Việt Nam (từ
27/2/1961) và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 17/10/1988). Ngày 25/6/1983
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp
Đại hội thành lập Công hội đỏ đầu tiên làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Đại Hội đại biểu công đoàn toàn quốc lần thứ 5 vào tháng 11/1983 đã nhất trí
thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
2.
Nhà văn, Nhà sử học, nhà hoạt động Cách mạng Trần Huy Liệu. Ông sinh năm 1901
quê ở Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định.
Từ
năm 1924 ông vào Nam cộng tác với một số báo và làm chủ bút tờ "Đông Pháp
thời báo". Năm 1927, ông bị kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu
nước. Trong tù ông tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Năm 1935,
ông bị trục xuất ra Bắc. Năm 1939, lại bị bắt. Đến 3/1945, ông tham gia phá
trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội hoạt động.
Năm
1945, ông được bầu làm Phó chủ tịch Uỷ ban dân tộc giải phóng. Rồi làm Bộ
trưởng Bộ tuyên truyền, và được cử thay mặt Chính phủ cùng với Nguyễn Lương
Bằng và Cù Huy Cận vào Huế chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Sau đó, ông lần
lượt giữ các chức vụ: Chính trị cục Trưởng, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch
Hội Văn hoá cứu quốc, Trưởng ban nghiên cứu văn sử địa, Viện trưởng Viện Sử
học, Phó chủ nhiệm uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.
Các
tác phẩm chính của ông là: "Một bầu tâm sự", "Ngục trung kí
sự", "Lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam", "Lịch sử 80 năm
chống Pháp", "Phong trào Cách mạng Việt Nam qua thơ văn",
"Nguyễn Trãi"...
Ông
mất ngày 28/7/1969.
3.
28/7/1989: Thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4.
Ngày 28/7/1995, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập hiệp hội các
nước Đông Nam Á (Viết tắt là ASEAN).Tổ chức này thành lập năm 1967 với 5 thành
viên là: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Singapo.
29/7
1.
29/7/ 1000 (tức ngày 26 /6 năm Canh Tý): Ngày sinh của vua Lý Thái Tông.
2.
29/7/ 1825 (tức ngày 14 /6 năm Ất Dậu): Ngày mất của Đức Quốc công Phạm Đăng
Hưng - cha Thái hậu Từ Dụ.
3.
Ngày 29/7/1936 trên tờ "Đấu tranh" số 93 – Nguyễn An Ninh, một trí
thức yêu nước có uy tín và có ít nhiều khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã viết bài
báo "Tiến tới một cuộc Đông Dương Đại hội". Bài báo kêu gọi:
"Hơn bao giờ hết bây giờ là lúc thích hợp để triệu tập một cuộc Đông Dương
Đại hội! Ở đó các giai cấp đều có đại diện để thảo ra một bản dân nguyện bao
gồm được những yêu sách của các dân tộc Đông Dương".
Với
văn kiện này, chính Nguyễn An Ninh là người đã khởi xướng cho cuộc vận động
Đông Dương Đại hội, một phong trào quần chúng rộng khắp cả nước được sự chỉ đạo
của những chiến sĩ Cộng sản, đấu tranh cho nguyện vọng đòi các quyền dân chủ cơ
bản.
-
11 giờ sáng ngày 29/7/1941 tại Pháp, Đô đốc Đáclan, Phó quốc trưởng của chính
phủ Pêtanh và Đại sứ Nhật tại Pháp Sôtômatsu Katô đã kí kết một văn bản ngoại
giao về việc phòng thủ chung Đông Dương.
Hiệp
ước cam kết Chính phủ Pháp và Nhật sẽ tương trợ nhau trong việc phòng thủ Đông
Dương. Hiệp ước cho phép Nhật sử dụng các sân bay Nha Trang, Đà Nẵng, Biên Hoà,
Sài Gòn, Sóc Trăng... và các hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh và Sài Gòn. Ngay sau
khi văn bản được kí kết các đơn vị quân Nhật đã kéo vào Sài Gòn. Như vậy, trên
thực tế quân đội Nhật đã chiếm đóng trên toàn cõi Đông Dương.
5.
Ngày 29/7/1963 Hội nghị ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam quyết định lấy tên bãi biển Hirông – nơi quân đội và nhân dân
Cuba đánh bại cuộc đổ bộ xâm lược của Mĩ – đặt tên cho một đơn vị Quân giải
phóng.
Đoàn
đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam và Đoàn Đại biểu Hội Nhà báo yêu nước và Dân chủ
miền Nam Viêt Nam đã họp hội nghị tại thủ đô Hà Nội vào trung tuần tháng 7/1976
để bàn việc thống nhất hai tổ chức hội.
Hội
nghị đã quyết định tổ chức thống nhất của những người làm báo trong cả nước
mang tên là: Hội Nhà báo Việt Nam.
Biên biên tập sưu tầm
Nguồn: http://ngonngu.net/extra.php?s=1
Nhận xét
Đăng nhận xét