Trên
lĩnh vực kiến trúc – nghệ thuật, văn chương rất phát triển. “Do động lực phát triển tự thân của nền văn
hóa dân tộc; nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận sự am tường, yêu thích dẫn đến
khuyến khích văn chương của triều đình cũng là một tác nhân thúc đẩy văn
chương, nghệ thuật thời kì này phát triển”, “Gia Long, một ông vua từng xông pha trận mạc, dựng nghiệp bằng thanh
gươm, bằng ý chí, đến khi lên ngôi vẫn thích thưởng thức tuồng và ca vũ, cho đặt
ký kiểu những đồ sứ ghi thơ Nôm nhất thi nhất họa; cho đến những ông vua trưởng
thành trong hòa bình, hàm dưỡng một nền giáo dục và văn hóa dân tộc, lại càng
yêu thích văn chương, kể cả văn thơ nôm. Minh Mạng cũng như Thiệu Trị, Tự Đức đều
có ngự chế thi tập. Nhiều quan lại triều Nguyễn cũng có học vấn Nho học cao”[1].
Tuy nhiên, trong thời này, cũng phân biệt văn chương của vua, của bầy tôi. Như
Minh Mạng từng nói: “Thơ phải luyện cái
linh tinh hơn các ý muốn khác, nhưng cái học của đế vương khác với người thư
sinh, tuy là ngâm vịnh, trong ngụ ý vua với nước, với nhân dân, nếu không cũng
là một văn sĩ thôi, thì sao có hơn được”[2].
Việc này cho thấy, tư tưởng Nho giáo, nhất là “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử
tử” không chỉ thể hiện trong quan hệ xã hội mà còn trong văn chương. Thể hiện
Tùng Thiện ương và Tuy Lý vương.
Hàng
loạt tác phẩm có nỗi dung giáo huấn đã được xuất hiện trong giai đoạn này. Từ
Điển ca luận ngữ đến nữ tắc…. và sau này có Nhị thập tứ hiếu diễn ca của Lý Văn
Phức… cùng chung một âm hưởng khuyên răn người ta sống theo chuẩn mực của Nho
giáo. Một điều đáng nói ở đây, vừa qua năm 2016, Thơ văn trên kiến trúc cung
đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Về cơ bản, hệ thống
thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những bài thơ, văn, câu đối… được chạm
khắc, khảm cẩn, tráng men… trên các công trình thuộc kinh đô Huế giai đoạn
1802- 1945. Hầu hết, tác giả của phần thơ, văn, câu đối… này là các vị hoàng đế,
thân vương, quan lại của vương triều Nguyễn. Dù chịu ảnh hưởng của chiến tranh
và các biến cố lịch sử, hệ thống này hiện vẫn còn khá đồ sộ với gần 3000 ô thơ
chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp
lam; 78 đơn vị ô học, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Đáng chú ý, qua nghiên
cứu, các ô thơ văn này đều ở tình trạng nguyên bản và chưa hề bị can thiệp về
chất liệu, họa tiết cũng như nội dung. Nổi bật nhất trong số này phải kể tới 3
bài thơ được khắc ở gian chính trung trên điện Thái Hòa, có giá trị như tuyên
ngôn của triều Nguyễn với cái nhìn so sánh lịch đại, khẳng định chủ quyền đất
nước, cũng như khả năng xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc:Văn hiến
thiên niên quốc/Xa thư vạn lý đồ/ Hồng Bàng khai tịch hậu/ Nam phục nhất Đường
Ngu''. Tạm dịch: Nước ngàn năm văn hiến/ Mở rộng quy mô xưa/ Từ Hồng Bàng mở
cõi/ Phương Nam một Đường Ngu.
Thơ được chạm khắc tinh tế trên liên ba của gian chính trimg điện Thái Hòa. Nguồn: do tác giả sưu tầm |
Về
mỹ thuật, triều Nguyễn quan niệm cái đẹp là sự trung chính, tức là theo Nho
giáo thì “không nghiêng lệch là trung”.
Quan điểm thẩm mỹ này thể hiện rõ nét trong kiến trúc cung đình Huế. Có hai yếu
tố: yếu tố chủ đạo (yếu tố này ở vị trí chính giữa, là kết cấu
chủ yếu, có tả phù, hữu bật, có tiền hô hậu ứn: Chiếc cầu chính đi ngang
qua hồ Thái Dịch dẫn vào điện Thái Hòa là cầu Trung đạo, hay ngôi nhà 1 gian, 2
chái thì cũng phải đảm bảo tả phù hữu bật hai bên); Yếu tố hài hòa giữa con người với tự nhiên (mọi kiến trúc đều mang
cái vẻ đẹp là giao hòa với núi, sông, ao, hồ, cây cối). Về cơ bản, mỹ thuật triều
Nguyễn tiếp thu những mô thức cơ bản của Trung Hoa. Các mô típ trang trí phổ biến
là các kiểu của Nho giáo như: tứ linh (long, lân, quy, phượng), tứ thú (cầm, kỳ,
thi, họa), tứ hữu (tùng, cúc, trúc, mai), tứ dân (sĩ, nông, công, thương hoặc
ngư, tiểu, canh, độc)… Những nét mĩ thuật này đã được thể hiện rõ ở các công
trình kiến trúc từ Trung ương đến địa phương. Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền:
“Đứng về mặt tạo hình mà nói, chit tới thời
Nguyễn, kiến trúc văn hóa của dân tộc chủ thể mới có mặt hầu như khắp vùng đất
nước, kể cả ở miền núi, miền xuôi, vạn biển trong Nam, ngoài Bắc. Từ đó, các
dân tộc trên đất Việt Nam mới có thể coi như cùng một mái nhà, mới thống nhất
có tính toàn diện”[3].
Chúng
ta thấy rằng, điều nhận định trên cũng đã đánh giá đúng sự phát triển của nghệ
thuật với mỹ thuật. Mỹ thuật và kiến trúc phối hợp nhịp nhàng với nhau. Trên lĩnh
vực kiến trúc, xuất hiện một số công trình tiêu biểu, đặc biệt là quần thể di
tích cố đô Huế. Bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành, tử cấm thành, lăng tẩm,…[4]
Nghệ
thuật điêu khắc với kĩ thuật đúc đồng rất phát triển. Những tác phẩm nghệ thuật
được tạo ra không những “giàu tính thẩm mỹ
mà còn phản ánh một trình độ kỹ thuật cao khiến những chuyên gia đúc đồng tài
ba phải kinh ngạc”[5].
Ngoài ra vua Minh Mạng vào cuối năm 1838 đầu năm 1839, ra lệnh cho Bộ Công chế
tạo đồ đồng bác cổ phỏng theo mẫu thời Tam đại trên khắc những bài của mình.
Kinh thành Huế. Nguồn: do chính tác giả sưu tầm |
Trên
lĩnh vực nghệ thuật, còn xuất hiện âm nhạc. Quan điểm của Minh Mạng “âm nhạc là để di dưỡng tính tình” và dựa
trên thực tế lúc bấy giờ “Trẫm ngày nọ
sai nhạc công thanh bình tấu một tiếng ca cũng còn nhiều sơ lược, nhân thấy tiếng
tơ, tiếng trúc hòa nhau nghe hay. Hỏi ra thời họ nói rằng đấy là ở các ngón tay
nắn nót mà thôi, đến gốc của nhạc thì lan man không biết gì cả. Trẫm thấy là buổi
đầu gây dựng lễ nhạc còn nhiều, thường muốn sáng chế, mà chưa nắm được cốt yếu…
Nay tuy nhạc xưa đã bỏ mất, mà các đồ bát âm còn có thể khảo được. Nên tìm người
hiểu âm nhạc cùng bọn người chế tác”[6].
Do đó, từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình đã hình thành nên một nền âm nhạc
tương đối hoành tráng. Do nhu cầu phục vụ cho vua, quan vào các dịp lễ tiết nên
quy định chặt chẽ về nhạc chương, nhạc khí và nhạc công.
Trong
Đại Nam hội điển sự lệ có ghi lại 79 khúc nhạc được sử dụng trong việc tế lễ. Mỗi
khúc nhạc được sử dụng trong những nghi thức khác nhau. Chẳng hạn khi vua ngự
điện, lên ngai ngồi thì tấu nhạc Lý bình; khi trăm quan xếp hàng thì tấu nhạc
Túc bình; trong lễ Thượng thọ, tuần rượu dâng trúc lần đầu thì tấu nhạc Bình
thành, tuần rượu lần hai thì tấu nhạc Doãnh thành, tuần rượu lần ba thì tấu nhạc
Mỹ thành,… Đó là sự đa dạng về nhạc chương, triều đình còn quy định về nhạc
khí. Theo quy định, một bộ nhã nhạc (chính nhạc, dùng tế Giao miếu) gồm nhiều
nhạc cụ khác nhau, riêng bộ kim có 13 loại, bộ đá gồm 13 cái, trống, đàn,
khiên, sáo,…Nhạc công, ca công, vũ công của triều đình được tuyển lựa về kinh,
nằ trong đội Thự Thanh bình với số lượng lên tới vài trăm người. Đội Thanh Thư
Thanh bình rất được triều đình chú trọng, triều đình “hạ lệnh cho sở quản mộ dân ngoại tịch cho đủ số 150 người, đặt làm đội
một, đội hai, đội ba Thư Thanh bình. Lại sai Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An mỗi
tuần mộ 50 người. Thanh Hóa mộ 20 người cùng với ngạch ca công cũ 50 người cộng
70 người, đặt làm bốn đội: bốn, năm, sáu, bảy, rồi chọn mỗi đội một người giỏi
giang để quản suất. Điều được miễn thuế thân và binh đao”2.
Nhã nhạc cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại. Nguồn: do chính tác giả sưu tầm |
Trong
các lễ triều hồi, âm nhạc giữ một vai trò quan trọng nó luôn đi kèm với lễ như
hình với bóng, nói cách khác nhạc nương theo lễ mà tồn tại, lễ nhờ có nhạc mà
thêm phần uy nghi. Ở đây âm nhạc là phương tiện, là ngôn ngữ giúp con người
giao tiếp với thế giới thần linh qua đó bày tỏ lòng thành kính và cầu xin điềm
lành cho đất nước. Trong khung cảnh hùng tráng với tả hữu voi, ngựa quân lính
chầu hầu, cờ xí rợp trời, trăm quan trang nghiêm làm lễ, tiếng nhạc lời ca
thánh thót ngân nga hòa cùng điệu múa Bát dật gồm đến 64 vũ công tạo nên một bầu
không khí trang nghiêm, một vẻ đẹp hoành tráng lộng lẫy và kỳ bí của chốn cung
đình Phương Đông huyền diệu. Trong phút chốc uy lực của vương triều, hồn thiêng
của sông núi, vượng khí của Quốc gia như đều tụ hội về đây trong chốn Đế đô
vàng son tráng lệ. Với những đặc điểm nổi bật về lịch sử và nghệ thuật vào ngày
7 tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc đã được thế giới công nhận là kiệt tác di sản phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của nước
ta được UNESCO công nhận. Giờ đây Nhã nhạc không chỉ là của nhân dân Việt Nam
mà đã trở thành tài sản quý của cả nhân loại.
Người
viết: Trần Hoàng, Nguyễn Văn Hậu, Võ Thị Thúy Quyên
(trích
tiểu luận Triều Nguyễn với vấn đề phát
triển văn hóa (1802 – 1884))
[1] TS.
Võ Thị Phương Hậu. (2014). Chính sách văn
hóa triều Nguyễn (1802 - 1884). Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia, tr.96-97.
[2] Quốc
sử quán triều Nguyễn; (viện sử học dịch). (2007). Đại Nam Thực lục, tập 4, sđd.
[3] Mạc
Đường, Lê Trung (chủ biên). (1992). Những vấn đề văn hóa và xã hội thời Nguyễn.
NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.158-159.
[4] Tìm
hiểu kinh thành Huế. (2016, 12 02). Retrieved from timhieuvietnam.com: http://timhieuvietnam.com/danh-lam-thang-canh/tim-hieu-kinh-thanh-hue.html.
[5] TS.
Võ Thị Phương Hậu. (2014), sđd,
tr.100.
[6].
2 Quốc sử quán triều Nguyễn; (viện sử học dịch). (2007). Đại Nam Thực lục,
tập 4, sđd.
Nhận xét
Đăng nhận xét