Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giải phóng dân tộc và nhiều trường hợp, chiến
tranh mang cả hai tính chất đó.
Mặc dù vậy, qua kinh nghiệm lâu đời, các thế
hệ người Việt đã từng bước nhận thức rõ vai trò của tư tưởng tích cực tiến công
tiêu diệt sinh lực địch.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dù buổi đầu
là phòng ngự, song luôn là phòng ngự tích cực, “phòng ngự thế công”, luôn triển
khai trận đánh hoặc chiến dịch tiến công, và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản
công, tiến công.
Khái quát lịch sử quân sự thế giới, F.Engels
nhấn mạnh “Phòng ngự là con đường chết cho mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang”.
Lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam nhiều
cuộc xuất phát - tiếp nối từ khởi nghĩa phát triển lên. Tiến công hay phòng ngự
hoặc kết hợp tiến công với phòng ngự như thế nào phụ thuộc tính chất, điều kiện
chiến tranh cùng tư tưởng chỉ đạo chiến tranh của những người lãnh đạo đất nước,
chỉ đạo kháng chiến.
Trong thời hiện đại,
dân tộc Việt Nam tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quán
triệt tư tưởng cách mạng tiến công, đã vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức tác
chiến, “có tiến công, có phòng ngự, nhưng tiến công là chủ yếu”[1].
Từ phương châm kháng
chiến lâu dài, quân và dân Việt Nam từng bước tạo ra so sánh lực lượng và thế
trận chiến tranh nhân dân có lợi cho Việt Nam, thực hành tiến công đúng thời cơ
và ở địa điểm thích hợp, phát triển thế tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến
toàn bộ.
Trong những hoàn cảnh
và địa điểm nhất định, quân và dân Việt Nam thực hành phòng ngự, song chỉ là tạm
thời, tranh thủ thời gian xây dựng hoặc điều động lực lượng, tạo thế trận để
chuyển sang tiến công tiêu diệt địch.
Phòng ngự nhưng quán
triệt tư tưởng tiến công, thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết, luôn chủ
động phản công và tiến công địch.
Đó là tư tưởng kết hợp
đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; đánh tập trung và đánh phân tán; thực hành và kết
hợp cách đánh du kích và đánh chính quy.
Tư tưởng quân sự Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: “ Du kích là tiến công, mình bao giờ cũng nhằm quân thù
đánh trước. Du kích mà để cho quân thù đến đánh, mình phải phòng ngự là không tốt
rồi, là phải ở vào thế khó rồi…”, “ Đội du kích cũng phải dùng lối phòng ngự,
nhưng lối phòng ngự này là lối phòng ngự thế công, nghĩa là tiến đánh quân thù
để phòng ngự, chứ không phải rút vào một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phá”.[2]
Đương nhiên, để quyết
định tiến công hay phòng ngự, đánh nhỏ hay đánh lớn… phải từ đánh giá chính xác
so sánh lực lượng địch - ta và các yếu tố cụ thể khác.
Tóm lại, nghệ thuật
quân sự Việt Nam luôn quán triệt tư tưởng tích cực tiến công địch, nó chủ yếu
là nghệ thuật tiến công. Trong vận dụng, trên cơ sở đánh giá so sánh lực lượng
đôi bên, ta có tiến công và có phòng ngự, nhưng tiến công vẫn là chủ yếu.
Xác định tư tưởng chiến lược tiến công và chiến
lược cách mạng tiến công trong khi so sánh lực lượng cách mạng và phản cách mạng
trong nước, ta vẫn yếu hơn địch là một việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trên
quan điểm biện chứng xem xét toàn cục, đặt cách mạng Việt Nam trong cách mạng
thế giới, phân tích đặc điểm cơ bản của thời đại và những nhân tố mới sau khi
chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ trên phạm vi toàn cầu, cùng những biến đổi so sánh
giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên thế giới để quyết định chiến lược
và tư tưởng chiến lược chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Trên
cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh kết luận: lực lượng cách mạng và
hoà bình trên thế giới mạnh hơn lực lượng đế quốc, thực dân. Cách mạng Việt
Nam nằm trong bối cảnh của tình hình cách mạng quốc tế và chịu sự tác động, chi
phối của phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, thực
dân, nên chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chỉ có thể là
chiến lược tiến công.
Cách mạng
Việt Nam không thể nằm ngoài phạm trù chiến lược đó. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh quyết định chiến lược cách mạng Việt Nam là chiến lược tiến công với tư tưởng chủ đạo: tư tưởng chiến lược tiến công.
Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam là chiến
lược tiến công, chứ không phải chiến lược phòng ngự, giữ cách mạng trong thế thủ
là một quyết định vô cùng sáng suốt, đúng đắn và sáng tạo, thể hiện tầm nhìn xa
trông rộng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường lối cách mạng, chiến lược cách mạng tiến
công độc lập, tự chủ đó nhanh chóng đi vào cuộc sống xây dựng và chiến đấu của
quân và dân ta.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giữ vững và kiên trì tư tưởng chiến lược tiến
công để chỉ đạo quân, dân ta đẩy mạnh kháng chiến. Đây là một trong nhiều
nguyên nhân giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tư
tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, xuyên suốt trong các loại hình chiến dịch tiến công, phản công, phòng
ngự, chiến dịch tổng hợp và những hoạt động quân sự khác.
Nhờ nắm vững tư tưởng tích cực chủ động tiến
công mà ngay trên từng địa phương, từng vùng, từng chiến trường, chúng ta đã
tìm ra được những phương thức tiến công để đánh bại những thủ đoạn đánh phá
cách mạng của địch, phát triển được lực lượng cách mạng và kháng chiến một cách
vững chắc, càng đánh càng mạnh, càng thắng, càng phát triển quyền chủ động tiến
công. Nói như vậy, không có nghĩa là hình thức tiến công của ta ở đâu, lúc nào
cũng giống nhau.
Tư tưởng tiến công phải được biểu hiện dưới
những hình thức tiến công khác nhau phù hợp yêu cầu khách quan cụ thể của chiến
tranh cách mạng ở từng nơi, từng lúc, từng vùng, từng chiến trường khác nhau.
Chiến lược tiến công tổng hợp của chiến tranh
nhân dân phải xuất phát từ quan điểm đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và
địch, phù hợp với tình hình so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng
trong thế chiến lược tiến công của cách
mạng quốc tế.
Khả năng tiến công chủ động của ta còn dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn với nhiều lực lượng khác nhau, một thế trận, một nghệ thuật tiến công tổng hợp cả chính trị, quân sự, ngoại giao, khởi nghĩa và chiến tranh, tiêu diệt và làm chủ, thế đánh địch trên cả ba vùng.
Khả năng tiến công chủ động của ta còn dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn với nhiều lực lượng khác nhau, một thế trận, một nghệ thuật tiến công tổng hợp cả chính trị, quân sự, ngoại giao, khởi nghĩa và chiến tranh, tiêu diệt và làm chủ, thế đánh địch trên cả ba vùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét