Vũ khí thời Đông Sơn. Nguồn ảnh: vietchigo.vn
1. Thác Điền đaoThác Điền đao (厝田刀) thanh đao được danh tướng Lê Phụng Hiểu thời Lý sử dụng. Tương truyền trong loạn Tam vương mùng 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), sau khi vua Thái Tổ vừa mất, chưa làm lễ táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử (vua Lý Thánh Tông). Lê Phụng Hiểu đem cấm quân ra chặn quân của ba vương, thình lình một mình một ngựa phóng lên trước ba quân lớn tiếng mắng, vừa dứt lời thì vung đao chém rớt đầu Võ Vương, quân nghịch lập tức loạn tan chạy hoặc đầu hàng cả. Sau này Phụng Hiểu còn hết lòng lập công phục sự hết 3 đời vua Lý. Một lần vua muốn thưởng cho Lê Phụng Hiểu, nhưng ngài không muốn nhận tước, mà chỉ xin vua cho ông đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa đến đâu lấy làm đất biệt nghiệp đến đấy. Sử kể lại rằng đao đi xa đến hơn mười dặm. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là ruộng thác đao.
Hình 1. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
2. Thuận ThiênThuận Thiên (順天) là thanh kiếm thần được Long Quân cho vua Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Tương truyền Kiếm có ba phần, phần chuôi kiếm do vua Lê Lợi nhặt được trong một lần bị quân giặc đuổi bắt phải trốn lên cây, phần lưỡi kiếm là do một ngư dân tên là Lê Thận trước khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vớt được khi chài lưới, Lê Lợi tới thăm nhà Thận thấy trong góc nhà tối có thanh sắt loé sáng thì nhận ra nó là một lưỡi kiếm đem ướm với đuôi kiếm mà ông có thì cả hai mảnh nhập lại làm một. Lê Lợi đem kiếm về mài thì thấy thân kiếm có khắc hai chữ thuận thiên, đêm đó trời nổi gió to, sáng ra vua lại thấy có một cán kiếm nạm ngọc ở trước sân, đem tra với thanh kiếm đã có thì vừa khít , biết là ý trời cho mình bèn khấu đầu lạy tạ. Từ đó vua đánh đâu thắng đó, dẹp yên bờ cõi, đuổi hết quân Minh về nước. Sau khi lên ngôi vua, có dạo vua chèo thuyền ra hồ Tả Vọng thì có một con rùa lớn nổi lên chặn đầu thuyền cất tiếng : " Bệ hạ xin trả kiếm lại cho Long quân!" tức thì thanh kiếm vua đeo rung động. Vua liền tháo kiếm trao lại, rùa liền ngậm lấy rồi lặn xuống nước mất tích. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên là hồ Hoàn Kiếm.
Hình 2. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
3. Quy YQuy Y (歸依) là tên một cây kiếm của vua Gia Long, tương truyền thanh kiếm này tính hiếu sát, cứ đêm nào mà nó tự rớt ra khỏi vỏ thì sáng hôm sau có kẻ phải tội bị chém. Vua ghét mới đem nó vào chùa để cho nó khỏi hại người nữa, từ đó gọi là Quy Y kiếm.
Hình 3. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
4. Bút chìBút chì (筆鉛) là tên một loại ám khí được nhắc tới trong tác phẩm " vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân.
Bút chì có cán là một đoạn gỗ cứng, đầu bịt sắt. Trong truyện "ném bút chì" trích trong "vang bóng một thời" thì bút chì chính là cái mai (nông cụ dùng để xúc đất). Cuối cán bút chì có buộc một sợi dây thừng dài mấy sải, người sử dụng bút chì quấn phần dây thừng còn lại vào tay, để có thể thu hồi lại bút sau khi đã ném. Khi ném thì một tay cầm đốc bút, một tay giữ cổ bút, tay cầm đốc bút làm đòn bẩy hướng về phía mục tiêu gồng cổ tay hướng tới trước, tay giữ cổ bút thì kéo ngược lại như cố bẻ bút rồi bất ngờ buông ra, bút chì theo lực đòn bẩy sẽ phóng tới cực nhanh đánh trúng mục tiêu với một lực rất mạnh.
Cao thủ ném bút chì theo miêu tả của nhà văn Nguyên Tuân có thể một phát ném đổ cây chuối, hoặc chặt đứt chân gà từ một khoảng cách xa. Để chống lại uy lực của bút chì thì đối phương phải khéo lựa thế, canh lúc bút đã phóng thì tung cành tre đón lấy để dây thừng bị vướng khiến bút không thể sử dụng tiếp ngay được.
Hình 4. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
5. Thiết LĩnhThiết Lĩnh(鉄領) là một món vũ khí có hai thanh bằng gỗ cứng nối với nhau bằng dây thừng, tóc hoặc xích sắt, một thanh dài (cây mẹ) một thanh ngắn(cây con); Nhật Bản gọi món này là Đường trác(唐棹).
Lúc sử dụng tùy nơi rộng hẹp, cầm cây mẹ vung đánh bằng cây con hoặc cầm cây con vung đánh bằng cây mẹ
Thiết lĩnh vốn là một thứ nông cụ mà người nông dân dùng để đập lúa, ngô lấy hạt, nhưng nó lại chứng tỏ là một thứ vũ khí cực kỳ lợi hại ngay ở trên chiến trường.
"Thiết lĩnh phi thiên;
Câu thương phá trượng;"
"Hoành sơn đả hổ;
Thủ phục địa lôi;".
Người cầm thiết lĩnh thường tuỳ tiện xông lên trước trận vung thiết lĩnh quất bừa làm cho đối phương hoảng loạn mà vỡ trận. Vì thiết lĩnh tầm vươn dài hơn gậy, giáo, lại biến hoá không lường, vừa nhu vừa cương, lực đập của thiết lĩnh rất mạnh có thể làm gãy gươm giáo, lại nhờ phản lực mà khiến người mặc giáp cũng phải bị thương (bầm da, gãy xương, vỡ nội tạng...). Thiết lĩnh đồng thời cũng là vũ khí chống kị binh hữu hiệu , người cưỡi ngựa chưa kịp tiếp cận để đâm, chém thì có thể đã bị lĩnh đòn vào người, vào ngựa. Vì vậy với vũ khí thông thường muốn chống lại thiết lĩnh thật khó, phải dùng dây thừng hoặc cành cây tre làm cho thiết lĩnh vướng vào không rút ra, vung lên được nữa.
Hình 5. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
6. Bút sắt
Bút sắt ( cương bút, 鋼筆) là tên một loại khí giới có đầu mũi nhọn bằng thép giống như giáo, mác; nhưng thân của nó được làm bằng gỗ tre gai, hoặc cây mây đặc ruột rất cứng lại dẻo dai, có thể uốn cong và bật lại rất mạnh.
Bút sắt khi đâm nhờ sự thân dẻo mà biến hóa hơn những loại giáo cứng thông thường, rất khó đỡ gạt, lại có thể lựa thế nhờ lực bẩy mà bật văng vũ khí đối phương.
Lại có tuyệt kỹ chờ lúc đối phương không ngờ, uốn cong bút sắt rồi lựa chiều thả cho bung ra, lực bật rất mạnh khiến bút lao thẳng vào kẻ địch nhanh như chớp, khó mà tránh né được. Nhưng phải là người rất tinh thông mới dám dùng chiêu này vì khi phóng ra mà không lấy được mạng kẻ địch thì vũ khí không thể thu hồi lại được và ta chỉ còn tay không. Nên dùng phóng bút những khi tháo chạy, đánh lấy chiêu cuối, hoặc sử dụng như là ám khí.
Bút sắt khi đâm nhờ sự thân dẻo mà biến hóa hơn những loại giáo cứng thông thường, rất khó đỡ gạt, lại có thể lựa thế nhờ lực bẩy mà bật văng vũ khí đối phương.
Lại có tuyệt kỹ chờ lúc đối phương không ngờ, uốn cong bút sắt rồi lựa chiều thả cho bung ra, lực bật rất mạnh khiến bút lao thẳng vào kẻ địch nhanh như chớp, khó mà tránh né được. Nhưng phải là người rất tinh thông mới dám dùng chiêu này vì khi phóng ra mà không lấy được mạng kẻ địch thì vũ khí không thể thu hồi lại được và ta chỉ còn tay không. Nên dùng phóng bút những khi tháo chạy, đánh lấy chiêu cuối, hoặc sử dụng như là ám khí.
Hình 6. Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: warm21
(Còn nữa...)
Nhận xét
Đăng nhận xét