Nguồn gốc dân tộc Kinh ở Việt Nam (Ethnic origin of Kinh in VietNam)


Bài viết được dịch từ bài "Ethnic origin of Kinh in VietNam"
Phần mở đầu
Lịch sử dân tộc Kinh Việt rất giống với thuộc địa của người Hán ở miền Nam Trung Quốc cụ thể là khu vực phía Nam sông Trường Giang. Chúng ta có thể chia ra làm 4 giai đoạn lịch sử lớn về những cuộc nhập cư của người Hán để có thể hiểu dễ dàng hơn.
Bắc Thuộc lần 1(214-110 TCN)Vương quốc đầu tiên 
Được bắt đầu khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng tiến quân xâm chiếm Lĩnh Nam (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, vùng phía Bắc Việt Nam) vào năm 214 TCN với 500.000 lính và 30.000 nữ phu đi kèm.

Tranh minh họa: Người Hán gặp người Bách Việt


Triệu Đà được vua Tần cử sang làm người đặt ách thống trị lên Việt Nam. Ông là người dân tộc Hán (TQ) sinh ra ở tỉnh Hà Bắc. Khi triều đại nhà Tần sụp đổ, ông đã chớp lấy cơ hội, lập nên vương quốc của riêng mình vào 204 TCN lấy tên là Nam Việt. Ông khuyến khích những hôn nhân khác tộc giữa lính người Hán và những cô gái người Tráng-Đồng.
Tượng Triệu Đà
Theo Đại Việt Sử Ký viết bởi nhà sử học Lê Văn Hưu vào năm 1272, Nam Việt được coi là vương quốc chính thống và Triệu Đà được coi là vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
Bắc thuộc lần thứ 2 (111 TCN – 938) – Quận của Trung Quốc
Bắt đầu khi nhà Hán sáp nhập Nam Việt vào năm 111 TCN và Việt Nam trở thành quận Giao Chỉ thuộc nhà Hán thời bấy giờ. Lần thuộc địa hóa này lớn hơn rất nhiều lần đầu tiên vì lần đầu tiên chỉ mang tính chất quân sự còn lần này có xu hướng đồng hóa về mặt xã hội và văn hóa.
Xi Guang? là người thống trị Giao Chỉ từ năm 1 đến 25. Khi Xi Guang? phủ nhận sự tiếm quyền của Vương Mãng với vua Hán Bình Đế (năm 9-23), và Giao Chỉ đã trở thành nơi ẩn náu của các đại thần và thương gia nhà Hán.
Vương Mãng chiếm đoạt ngôi vua
Hai Bà Trưng hay nói rõ hơn là Trưng Trắc và Trưng Nhị-người dân tộc Thái đã gom quân đứng dậy kháng chiến vào năm 40 và đã lấy lại nền hòa bình cho miền Bắc Việt Nam từ năm 40 đến năm 43.
Tượng Hai Bà Trưng
Mã Viện được cử đi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 43. Sau đó cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Mã Viện đã hành quyết hàng nghìn quân lính của Hai Bà Trưng và rất nhiều lính người Hán khác để làm chắc chắn thêm thế thống trị của người Hán lên những vùng đất xung quanh Hà Nội.
Tượng Mã Viện
Hán Quang Vũ Đế (25-57) đã đưa người Hán xuống đồng hóa người Việt – đây cũng là thủ đoạn vẫn được dùng cho đến bây giờ ở Tây Tạng và Tân Cương.
Vào thời nhà Đường (618-907), có rất nhiều đợt di cư có quy mô lớn của người Hán được ghi chép lại, sau khi nhà Đường sụp đổ và sau khoảng 1100 năm bị thống trị thì người Hán trở thành 1 dân tộc lớn ở xung quanh khu vực Đồng bằng sông Hồng.
1 cuốn sách lịch sử Việt Nam
Giai đoạn 3 (939 – 1857) – Quốc gia độc lập
Sau khi nhà Đường sụp đổ thì đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến và TQ bị tách ra thành nhiều vương quốc khác nhau, trong đó Nam Hán (917-971) đã thống trị Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam.
Ngô Quyền – con rể của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ đã dấy quân khởi nghĩa và giành chiến thắng trận sông Bạch Đằng năm 938 đã giúp người Việt lập nên vương quốc của riêng mình. Tổ tiên của Ngô Quyền có thể bắt nguồn từ tỉnh Hà Bắc và là dân tộc Hán.

Chiến thắng sông Bạch Đằng
Tổ tiên của nhà Trần (1225-1400) bắt nguồn từ tỉnh Phúc Kiến khi Trần Kinh cùng với 1 lượng lớn dân Hán di cư vào Việt Nam khoảng thế kỷ 11. Họ Trần là 1 trong 8 học lớn nhất ở tỉnh Phúc Kiến.
Nhà Trần khuyến khích người Hán di cư đến miền Bắc Việt Nam. Trong khi đó thời cuối nhà Lý và Trần, nhiều người tị nạn là người Hán đã trốn sang Việt Nam khỏi sự xâm chiếm của Người Mông Cổ. Trong số những người tị nạn thì có Zhao Zhong? và Xu Zongdao? Là người đã giúp đỡ binh lính nhà Trần chống lại quân Mông Cổ ở Việt Nam.
Nhà Trần
Tổ tiên họ Hồ bắt nguồn từ tỉnh Chiết Giang khi Hồ Hưng Dật đến vào cuối nhà Hán (947-951).
Khi nhà Minh xâm chiếm Việt Nam vào năm 1407, người Kinh ở khu vực ĐB sông Hồng đã giúp đỡ quân Minh điều này đã trái ngược lại với những gì truyền thông hiện đại đưa ra. Vì vậy, Nguyễn Trãi – người Kinh đã không còn sự lựa chọn nào khác nhưng đã nhờ được sự giúp đỡ của người Mường để trả thù cho cha ông, Nguyễn Phi Khanh – tù binh bị bắt sang Nam Kinh nơi là thủ đô của TQ thời bấy giờ.
Theo Gia Định Thành Thông Chí thì rất nhiều người Hán tị nạn trốn thoát đến Việt Nam sau sự xâm chiếm của người Mãn Châu vào năm 1644. Tướng nhà Ming Dương Ngạn Địch chạy trốn sang Việt Nam với gia nhân và 1 đội quân 3000 người vào năm 1679.
Tướng Dương Ngạn Địch
Vào năm 1802, Vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh, người sáng lập ra nhà Nguyễn, muốn thay đổi tên đất nước sang Nam Việt thay cho Văn Lang nhưng vua nhà Thanh không đồng ý và đổi sang Việt Nam để Việt Nam không thể tuyên bố  là kế nhiệm vương quốc của người Hán trước đó.
Vua Gia Long
Từ đợt thứ ba này 1 dân tộc Kinh được hình thành nó bắt nguồn từ 1 từ cổ của TQ có nghĩa là kinh đô của 1 đất nước. Kinh đô của Việt Nam trong thời cổ đại được chọn ở quanh Hà Nội và xung quanh ĐB sông Hồng, và nó là nơi trung tâm những cuộc nhập cư của người Hán.
Lần thứ 4 (1858-1945) – Sự xâm lược của người châu Âu
Điều này xảy ra lần nữa khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp (1858-1945) và sau Chiến tranh thuốc phiện (1856-1860) ở TQ.
Nhiều người ở phía Nam TQ từ Quảng Đông và Phúc Kiến chạy sang Việt Nam (hoặc những nơi khác ở ĐNÁ) vì sự đói nghèo và chiến tranh ở TQ. Thực dân Pháp khuyến khích những người nhập cư TQ kích thích buôn bán và công nghiệp ở Việt Nam.
Chiến tranh thuốc phiện
Nhóm người Việt này được gọi là người Hoa và học vẫn nhớ về nguồn gốc của mình. Họ có thể nói các loại tiếng Trung khác nhau theo phân nhóm Hán tộc của họ nhưng ngôn ngữ chung giữa họ lại là tiếng Quảng Đông.
Nhiều người Hoa rời Việt Nam được gọi là thuyền nhân Việt Nam sau khi chính quyền Việt Cộng tiếp quản miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và đã làm giảm trầm trọng số người Hoa ở Việt Nam. Họ chủ yếu rời sang Pháp, Úc, Canada và Mỹ.
Thuyền nhân Việt Nam
Kết luận
Người Kinh Việt không phải là người TQ bản xứ như mọi người hay nghĩ. Họ tổ chức lễ hội giống người TQ, tiếp nhận văn hóa và tôn giáo mà họ được truyền lại từ tổ tiên của họ ở bên TQ. Hơn thế nữa, người Kinh nói tiếng An Nam – ngôn ngữ gốc của họ.
Người Kinh Việt Nam giống như người Hán ở Đài Loan và Singapore nơi mà họ là 1 dân tộc lớn sau vài cuộc nhập cư ở 1 quốc gia độc lập. Ba cuộc nhập cư đầu tiên gọi là người Kinh nhưng hầu hết người Hán nhập cư hiện tại gọi là người Hoa.
Dân tộc Kinh chỉ là 1 phân nhóm khác của người Hán giống người Quảng Đông, Phúc kiến, Khách Gia, và nhánh nhỏ ở ven biển tỉnh Quảng Đông, tất cả đều là những người nhập cư đến miền Nam TQ do chiến tranh ở miền Bắc TQ. Họ đã trở thành những dân tộc có số lượng đông đúc sau sự kết thúc của nhà Đường. Nói cách khác, hiện tượng này không phải đặc biệt ở Việt Nam mà cũng xảy ra ở miền Nam TQ.
Những người Hán ở phía Nam TQ không phải người bản xứ TQ như ý nghĩ của những người không biết đến lịch sử phức tạp của TQ. Những người bản xứ thực sự vẫn giữ lại ngôn ngữ và văn hóa của họ.

Người dịch: Đỗ Lê Nam
Hiệu đính: Trường Minh

Nhận xét