Gia Định tam gia (chữ Hán: 嘉定三家) là danh hiệu người đời tặng cho ba vị quan văn của Nguyễn Phúc Ánh là: Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức.
Hình 1. Nam Kỳ Lục Tỉnh |
Lê Quang Định, người làng Mậu
Tài, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế). Thuở nhỏ,
nhà nghèo, cha là một viên quan nhỏ mất sớm, nên ông phải theo anh vào làm ăn ở
huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Vốn thông minh, hiếu học, Lê Quang Định được một
thầy thuốc là Hoàng Đức Thành gả con gái và tận tình giúp đỡ. Ông theo học Võ
Trường Toản (?-1792), kết bạn với Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức, cùng nhau lập
"Bình Dương thi xã”. Quan nhà Nguyễn Năm Mậu thân (1788), khi Nguyễn Phúc
Ánh (1762-1820) chiếm lại Gia Định và cho mở khoa thi, ông và Trịnh Hoài Đức
trúng tuyển, được cử làm Hàn lâm viện chế cáo, giữ việc biên soạn sổ sách, rồi
lần lượt trải qua Điền tuấn quan (trông coi việc khai khẩn), Đông cung thị giảng
(dạy cho Nguyễn Phúc Cảnh), Hữu tham tri Bộ Hình. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên
ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, ông được thăng Thượng thư Bộ Binh, làm chánh sứ
cùng với Lê Chính Lộ, Nguyễn Gia Cát sang nhà Thanh (Trung Quốc), cầu phong cho
nhà vua. Năm 1806, ông được cử biên soạn Hoàng Việt nhất thống địa dư chí gồm
10 quyển, là bộ địa chí đầu tiên của nhà Nguyễn. Năm 1810, giữ chức Thượng thư
Bộ Hộ kiêm coi Khâm Thiên Giám (tức đài quan sát thiên văn). sau đó ông còn đảm
nhận việc kiểm tra dân số, lập sổ dinh điền và chia hạng ruộng đất. Năm Gia
Long thứ 12 (1813), Lê Quang Định mất, hưởng dương 53 tuổi. Về sau, ông được
vua Tự Đức (1829-1833) đưa vào thờ ở miếu Trung hưng công thần.
Ngô Nhân Thịnh (? - 1813[1]), còn
được gọi là Ngô Nhơn Tịnh hay Ngô Nhân Tĩnh, tự Nhữ Sơn, hiệu Thập Anh; là quan
nhà Nguyễn và là nhà thơ có tiếng trong nhóm Bình Dương thi xã. Ông cùng Trịnh
Hoài Đức (1765-1825) và Lê Quang Định (1759-1813) được người đương thời xưng tụng
là Gia Định tam gia của đất Gia Định xưa. Thân thế & sự nghiệp Ảnh Đình
Minh Hương Gia Thạnh, nơi Bình Dương thi xã xướng họa. Ngô Nhân Tịnh vốn là người
Minh Hương, quê gốc ở Quảng Đông (Trung Quốc). Khi nhà Thanh vào Trung Quốc,
tiên tổ ông sang Gia Định lập nghiệp. Ông sinh tại Gia Định và là học trò giỏi
của Võ Trường Toản (?-1792). Dốc sức vì nhà Nguyễn Không rõ năm Ngô Nhân Tịnh
ra giúp Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), chỉ biết ở trong khoảng những năm đầu dựng
nghiệp và ông được lãnh chức Thị độc Viện hàn lâm. Năm 1789, ông làm Hữu tham
tri Bộ Binh, được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) để dò xét tình thế và
truy tìm tin tức của vua Lê Chiêu Thống (1766-1793). Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh
lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, ông làm Giáp phó sứ theo Trịnh Hoài Đức và
Hoàng Ngọc Uẩn sang Trung Quốc lần hai, để trình quốc thư và nộp trả ấn sách mà
nhà Thanh đã phong cho nhà Tây Sơn. Năm 1807, ông sung Chánh sứ cùng với Phó sứ
Trần Công Đàn sang Chân Lạp (Campuchia), đem sắc ấn đến thành La Bích phong Nặc
Ông Chân làm vua ở nước này. Năm 1811, ông ra làm Hiệp trấn Nghệ An. Năm sau,
thăng Thượng thư Bộ Công kiêm Hiệp tổng trấn Gia Định, phụ tá cho Tả quân Lê
Văn Duyệt (1764- 1832). Năm 1813, ông cùng Lê Văn Duyệt đem binh đưa Nặc Ông
Chân về nước Chân Lạp. Cùng năm này, sau khi đi hội đàm cùng Xiêm La (Thái Lan)
bàn việc Chân Lạp, ông bị người cùng triều vu tội tham ô, ăn của đút lót của
Chân Lạp và Xiêm La, nên không còn được vua Gia Long tin tưởng như trước. Không
thể giải bày, dần dà nỗi uất ức khiến ông phát sinh bệnh nặng rồi mất cùng năm
này, an táng tại xã Chí Hòa, Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Theo Hỏi
đáp lịch sử Việt Nam tập 3 và Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển thì sau khi
mất ông được phong Kim Tử vinh lộc đại phu, Thượng Khanh, tước Tịnh Viễn Hầu,
thụy là Trác Gian. Riêng Từ điển văn học (bộ mới) cho biết sau khi ông mất,
Trịnh Hoài Đức có tâu xin được truy tặng nhưng vua Gia Long không cho. Năm Minh
Mạng thứ nhất (1820), chỉ được cấp phu coi mộ. Đến năm Tự Đức thứ năm (1852) mới
được phụ thờ vào miếu Trung hưng công thần. Năm 1936, vì nhà cầm quyền cần nơi
xây cất nhà ga, nên đã ra lệnh lấy hài cốt của ông, cải táng ở một chổ khác.
Hình 2. Trịnh Hoài Đức |
Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ
Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt
Nam trong thế kỷ 18. Quyển Gia Định thành thông chí của ông cho đến nay vẫn được
xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và
địa lý của miền Nam Việt Nam. Ông cũng là một công thần của triều Nguyễn, đã
giúp cho vua Gia Long rất nhiều về các phương diện ngoại giao, chính trị và
kinh tế.
Ông nội của Trịnh Hoài Đức làm
quan dưới triều Minh. Sau khi triều Minh sụp đổ ông đưa cả gia đình sang Việt
Nam cư ngụ tại dinh Trấn Biên (nay là Biên Hòa). Thân sinh ông là Trịnh Khánh
là người học rộng tài cao. Ông mất lúc Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau đó mẹ
ông dời nhà về dinh Phiên Trấn (Gia Định) cho ông theo học cụ Võ Trường Toản.
Cũng tại đây ông kết bạn với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh để sau này thành lập
"Bình Dương thi xã", và ba ông sau này được mệnh danh là "Gia Định
tam gia". Năm 1788 khi chúa Nguyễn Phúc Ánh mở kỳ thi tại Gia Định, ba ông
ra ứng thi và đều đỗ đạt. Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hàn Lâm Viện Chế Cáo, rồi
được sung chức Điền Tuấn Quang, trông coi việc khai khẩn đất ở Gia Định. Năm
1793 ông được lãnh chức Đông Cung Thị Giảng, rồi phò Đông Cung Cảnh ra giữ
thành Diên Khánh. Năm sau ông được thăng làm ký lục dinh Trấn Ninh, đến năm
1801 thăng Tham tri bộ Hộ. Ngay năm sau đó, 1802, ông được thăng chức Thượng
thư bộ Hộ rồi sung làm Chánh sứ cùng với Binh bộ Tham tri Ngô Nhân Tịnh và Hình
bộ Tham tri Hoàng Ngọc Uẩn sang sứ Trung Quốc. Năm 1808 ông được bổ làm Hiệp trấn
Gia Định thành, phụ tá cho Nguyễn Văn Nhân lúc đấy là Tổng trấn Gia Định thành.
Năm 1812 ông được bổ nhiệm làm Lễ bộ Thượng thư, kiêm quản Khâm thiên giám, năm
1813 lại đổi làm Lại bộ Thượng thư. Năm 1816 ông lại được bổ nhiệm làm Hiệp Tổng
trấn Gia Định thành lần thứ hai. Mùa hè năm 1820 vua Minh Mạng triệu ông về
kinh làm Lại bộ thượng thư kiêm Binh bộ Thượng thư, sung chức Phó Tổng tài Quốc
sử giám, thăng Hiệp biện Học sĩ. Ông đã từ chối ba lượt nhưng vua Minh Mạng vẫn
tỏ lòng ưu ái nên sau đó ông phải vâng mạng. Năm 1825, mùa đông, ông mất, thọ
61 tuổi. Vua bãi triều 3 ngày, truy tặng Thiếu bảo Cần chánh điện Đại học sĩ,
phái hoàng tử Miên Hoằng đưa về an táng tại dinh Trấn Biên thể theo nguyện vọng
của ông trước khi mất. Khi linh cữu về tới Gia Định, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã
đích thân tới phúng điếu và đưa tới huyệt tại dinh Trấn Biên tức tỉnh Biên Hòa
ngày nay. Đến đời vua Tự Đức, nhà vua truyền liệt thờ ông trong miếu Trung Hưng
Công Thần và đền Hiền Lương. Ngôi mộ của Trịnh Hoài Đức và phu nhân được xếp
vào di tích di tích Văn hóa - lịch sử quốc gia nằm trong khu mộ của nhà họ Trịnh.
Ngoài phần mộ của ông và phu nhân, còn lại là phần mộ của con cháu, cận thần, mộ
ngựa, mộ yểm... Các bia đá được dựng quay về hướng Tây-Nam, trên có khắc chữ
Hán. Các ngôi mộ được xây theo kiểu kiến trúc giống hình voi phục, mặt bằng là
một khối hình chữ nhật. Tác phẩm Văn thơ của ông và Lê Quang Định, Ngô Nhân
Tĩnh in chung trong một bộ Gia Định tam gia thi tập. Ngoài ra ông để lại các bộ
sách Lịch đại kỷ nguyên, Khang Tế Lục, Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Minh bột
di hoán văn thảo và Gia Định thành thông chí.
Nhận xét về ba nhân vật này, tác giả xin được trích lời của học giả Vương Hồng Sển:
- Trong nhóm người Minh Hương, có ba ông: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh và Lê Quang Định đều là những bực công thần có công xây dựng cõi Nam, đua nhau nâng cao nền văn hiến Việt và tận tâm giúp chúa Nguyễn thâu lại cơ nghiệp tổ tiên thống nhất giang san. Hà Tiên có Chiêu Anh Các, Gia Định có Thi hữu tam gia không kém.
- Nguồn: Sưu Tầm
- Tác giả: Như Nguyệt
Nhận xét
Đăng nhận xét