Bức tranh trong bộ “Thập toàn phu tảo” vẽ cảnh
vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến hoàng đế Càn Long
Nguồn:tinhhoa.net/chan-dung-vua-quang-trung-va-nghi-an-gia-vuong-nhap-can.html
Khảo
xét văn thư ngoại giao giữa triều đình Đại Việt và Trung Quốc, có thể nhận thấy,
bắt đầu từ thời Trần, đến hết thời Lê và đầu thời Tây Sơn, hầu hết các vị vua
Việt đều dùng tên giả để giao thiệp với Trung Quốc.
Chân dung Trần Anh Tông (húy Thuyên, tên giả là Sủy)
trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ. Nguồn: Ngàn năm áo mũ (Trần Quang Đức)
Trong
khi trong những văn thư gửi sang nhà Tống, vua Trần Thái Tông, Thánh Tông còn
xưng tên thật là Cảnh, là Hoảng (1) thì đến văn thư gửi sang nhà Nguyên đều nhất
loạt dùng những cái tên giả Quang Bính, Nhật Huyên, khơi mào cho quán lệ sử dụng
ngụy danh trong các triều đại về sau. Điều này xuất phát từ tâm lý “ghét Nguyên
mến Tống” mà tôi đã có dịp đề cập trong chuyết tác Ngàn năm áo mũ (tr.101).
Về
việc sử dụng ngụy danh của nhà Lê, quan nhà Minh là Lý Văn Phượng cho biết:
“Lê
Lợi không nghĩ đến việc thành thực hối lỗi, bề ngoài thần phục, bên trong rắp
tâm lấn vượt, tiếm hiệu, cải nguyên để chống chọi ngang hàng với Trung Quốc. Từ
con đến cháu y đều có hai tên. Long (Lê Thái tông) tên giả là Lân. Cơ (Lê Nhân
tông) tên giả là Tuấn. Nghi Dân tên giả là Tông. Tư Thành (Lê Thánh tông) tên
giả là Hạo. Tăng (Lê Hiến Tông) tên giả là Huy […] Sanh (Lê Trang Tông) tên giả
là Ninh. Tên thật dùng để thờ trời đất thánh thần, bá cáo trong nước. Tên giả
dùng để phụng sự Trung Quốc, tỏ ý không phục. Mặc dù tay Lê Sanh khốn đốn đủ bề
mà vẫn dùng tên giả để lừa gạt nhau. Ấy trong hơn trăm năm, lòng chúng chưa từng
một ngày chịu thần phục Trung Quốc vậy.” (2)
Tâm
lý “không thần phục Tàu” của vua chúa Đại Việt trên thực tế đã sẵn có từ trước
thời Trần, tuy không thể hiện ở việc dùng tên giả, song cách đặt tên có ý lấn
vượt của các vua nhà Lý cũng đã phần nào phản ánh được điều này. Trịnh Tủng nhận
định:
“Họ
Lý từ sau Công Uẩn truyền đến thời Hạo Sảm ngày nay thảy tám đời. Tên các đời
là Nhật, là Càn, là Dương, là Thiên, là Long đều có ý lấn vượt bề trên. Triều
đình coi nước ấy xa nơi góc bể không thèm lần lữa so đo.” (3)
Thời
Nguyễn, quan hệ Việt - Thanh đã không còn khăng khít như những gì đã diễn ra
trước đó. Với quan niệm tổ tiên nhà Thanh là tộc Mãn, Mãn là man mọi (4), nhà
Nguyễn đã tự nhận là đế quốc kế thừa văn minh Hoa Hạ chính thống, sở hữu quốc
thổ rộng lớn chưa từng có trong lịch sử (5) và cũng đã chẳng cần đến việc sử dụng
ngụy danh.
Phụ
chú: Tên thật
và giả của các vua nhà Trần
1. Trần
Thái Tông tên thật Cảnh 煚
/ tên giả Quang Bính 光昺
2. Trần
Thánh Tông tên thật Hoảng 晃
/ tên giả Nhật Huyên 日烜
3. Trần
Nhân Tông tên thật Khâm 昑
/ tên giả Nhật Tốn 日燇
4. Trần
Anh Tông tên thật Thuyên 烇
/ tên giả Nhật Sủy 日㷃
5. Trần
Minh Tông tên thật Mạnh 奣
/ tên giả Nhật Khoáng 日爌
6. Trần
Hiến Tông tên thật Vượng 旺
/ tên giả Nhật Phẫu 日㷆
7. Trần
Dụ Tông tên thật Hạo 暭
/ tên giả Nhật Khũy 日煃
8. Trần
Nghệ Tông tên thật Phủ 暊
/ tên giả Thúc Minh 叔明
9. Trần
Duệ Tông tên thật Kính 曔
/ tên giả Nhật Thoan 日煓
10. Trần
Phế Đế tên thật Hiện 晛
/ tên giả Nhật Vĩ 日煒
11. Trần
Thuận Tông tên thật Ngung 顒
/ tên giả Nhật Côn 日焜
Chú
thích:
(1)
Tống hội yếu tập cảo
(2)
Việt kiệu thư
(3)
An Nam kỷ lược
(4)
Đại Nam thực lục
(5)
Chu nguyên tạp vịnh thảo
Tác giả: Trần Quang Đức
Đỗ Xuân Giang (sưu tầm)
Nguồn bài: https://dcvwp.trstudios.net/2013/12/08/ten-gia-cua-vua-viet/
Nhận xét
Đăng nhận xét