Ảnh minh hoạ
Bước
sang thời kì cận đại, Trung Quốc mặc dù là một quốc gia hùng cường, là thiên
triều nhưng đối mặt với những biến đổi mới của thế giới, sự thâm nhập của
phương Tây, chính quyền nhà Thanh và toàn lãnh thổ Trung Quốc bị các cường quốc
xâm chiếm. Hầu như không có một chính quyền độc lập đủ sức chống giặc ngoại
xâm. Cuộc ngoại xâm đã làm cho nhà Thanh suy yếu và sụp đổ, các thế lực quân
phiệt dần dần chiếm cứ.
Đến năm 1949, với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đã chấm dứt một thời kì đen tối suốt hơn 100 năm. Hiện trạng đó đã
làm cho Trung Quốc kiệt quệ và công cuộc xây dựng cần phải được tiến hành.
Trong điều kiện đó, chung sống hòa bình với các nước xung quanh là điều kiện tốt
nhất. Trong nhiều năm sau đó, Trung Quốc đã thi hành nhiều chính sách ngoại
giao khôn khéo, tạo nên môi trường ổn định. Việc Trung Quốc ra sức hỗ trợ Việt
Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng thể hiện rõ mục đích
ngoại giao của nước này. Trong lúc này, Trung Quốc dường như mong muốn hạn chế ảnh
hưởng của Mỹ và Liên Xô vào khu vực phía Nam nên sự giúp đỡ này cũng thể hiện một
toan tính nhất định.
Vào giữa thập niên 1950 với những thay đổi mới của chính
sách ngoại giao các nước, một giải pháp tạm chia cắt lãnh thổ Việt Nam (như trường
hợp Triều Tiên) đã trở thành biện pháp hòa hoãn hòa bình giữa các nước lớn.
Trung Quốc dần dần nhúng tay vào chuyện này và đưa ra những biện pháp khó khăn
cho Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đó có thể xem là “cuộc xâm lược” về mặt ngoại
giao, kinh tế, một biện pháp mới, ngoài quân sự như truyền thống. Tuy nhiên, Việt
Nam cương quyết đấu tranh cho độc lập, không để các nước lớn xen vào, cũng đã
có những thỏa thuận thỏa đáng. Thắng lợi của Hiệp định Geneve cũng đã mang đến
một nửa nền độc lập, động lực cho sự thống nhất trong thời gian ngắn, đấu tranh
bằng biện pháp hòa bình luôn là mục đích của nhân dân ta. Xác định vĩ tuyến 17
cũng là thắng lợi cơ bản của ta.
Bên
cạnh cuộc xâm lược trên đất liền trong quá khứ, đến lúc này Trung Quốc đã tiến
hành xâm lược trên biển. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn,
lợi ích đến từ biển dần dần được quan tâm. Trong khi Việt Nam bị tạm chia cắt
do Hiệp định Geneve năm 1954, Trung Quốc đã mang quân xâm lược và chiếm nửa đảo
Hoàng Sa năm 1956. Cũng theo bản Hiệp định này, việc quản lí hai quần đảo này
thuộc về phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Đến năm 1974, sau khi Hiệp định
Paris được kí kết năm 1973, Mĩ đã bỏ rơi chính quyền này, Trung Quốc lại tiến
hành cuộc xâm lược một năm sau đó, chiếm nốt quần đảo Hoàng Sa. Đến khi Việt
Nam thống nhất, đất nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có đủ thẩm quyền quản
lí các quần đảo ngoài biển đông và toàn bộ lãnh thổ của một nước độc lập theo
pháp lý quốc tế. Việc đòi lại quần đảo Hoàng Sa luôn là nhiệm vụ xuyên suốt của
dân tộc ta trong suốt mấy năm nay.
Việc
bảo vệ biên giới vùng biển, vùng trời, vùng đất là trách nhiệm của toàn dân,
toàn quân Việt Nam. Đất nước hòa bình, thống nhất, hai đầu biên giới xuất hiện
cuộc xâm lược liên tiếp nhau của chính quyền Khmer đỏ ở Tây Nam (năm 1975 –
1979) và của chính quyền Trung Quốc (1979). Từ sau năm 1975, hàng loạt mâu thuẫn
diễn ra xung quanh hai nước, và đỉnh cao là cắt đứt mối quan hệ giữa hai nước
vào năm 1978.
Với những mục đích khác nhau, Trung Quốc đã tiến hành cuộc xâm lược,
chưa đầy 2 tháng đã rút quân. Đó là một cuộc chiến mang tầm quy mô lớn nhất từ
trước tới nay. Chính điều đó đã khẳng định sự đối đầu bằng quân sự. Những năm
sau đó, vùng biên giới vẫn xuất hiện những cuộc xung đột mang tầm quy mô nhỏ,
song lớn như chiến dịch Vị Xuyên cách đó vài năm được xem là một trận chiến lớn.
Việt
Nam là một nước yêu chuộng hòa bình, luôn cố gắng thúc đẩy quá trình nối lại
đàm phán và nối lại quan hệ hai nước. Nhưng Trung Quốc đã tạo ra sự kiện Hải
chiến Trường Sa, chiếm một số đảo của nước trên quần đảo này, thực hiện mưu đồ
độc chiếm Biển Đông. Đầu thập niên 1990, với những thay đổi của thế giới và bản
thân Trung Quốc, họ đã chấp nhận đàm phán hòa bình của Việt Nam. Đến năm 1991,
hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Hiện
nay, hai nước đang trên con đường ngoại giao thân thiện, cùng nhau phát triển
hòa bình. Đến năm 2009, phía Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những động thái trên
biển đông. Trung Quốc bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng quân sự ở Biển
Đông, mang giàn khoan vào Việt Nam,… Đặc biệt, chiến lược “đường lưỡi bò” luôn
được Trung Quốc đề ra. Biển Đông không chỉ thuộc về Việt Nam và Trung Quốc, mà
còn là địa phận của một vài nước Indonexia, Philippin,… Cho đến nay, vấn đề biển
đông đang là một đề tài sôi nổi. Các mâu thuẫn hầu như đang xuất hiện vì lợi biển.
Những cuộc chiến ngầm cùng dần dần hiện hữu và có nguy cơ bùng nổ. Vấn đề Biển
Đông không những lôi kéo các nước trong khu vực và còn các nước ngoài khu vực.
Điều đó cho thấy, âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc có thực hiện được
hay không thì đó là câu trả lời của thời gian.
Những
cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong quá khứ và mãi cho tới nay
vẫn không hạ màn. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta là cao cả, dũng cảm.
Thời đại hòa bình là thời đại mà chiến tranh bằng quân sự không đóng vai trò chủ
đạo, chiến tranh kinh tế, chính trị đang ngấm ngầm diễn ra. Sự cảnh giác của
chúng ta đối với Trung Quốc và các nước là vô cùng cần thiết.
Ở đây bài viết chỉ
muốn nhắc lại các cuộc chiến tranh để thấy rằng, một đất nước Trung Quốc luôn vẫn
có tư tưởng bành trướng, Song với truyền thống hợp tác, ngoại giao giữa nhân
dân hai nước, hai chính phủ, hai Đảng, hai nhà nước vẫn là phương pháp duy trì
sự ổn định và phát triển. Hai nhà nước đồng văn đồng chủ càng cho thấy nhu cầu
hợp tác và phát triển là rất cần thiết. Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác và
phát triển hòa bình là mục tiêu chung của các nước, Việt Nam và Trung Quốc
không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ, một dù luôn diễn ra
cuộc xâm lược của Trung Quốc nhưng về phương diện ngoại giao, hai nước cũng đã
có truyền thống lâu đời.
Ảnh minh hoạ
Nhìn
về quá khứ đấu tranh chống quân xâm lược của cha ông để thấy được sự khôn khéo
trong con đường đấu tranh. Đấu tranh toàn diện trên khắp mặt trận là phương
pháp hữu hiệu. Là thế hệ hiện nay, việc tìm hiểu về các cuộc chống xâm lược của
thế hệ cha ông là vô cùng thiết và từ đó chúng ta thấy rằng những đau thương, mất
mát trong chiến tranh là một hậu quả nghiêm trọng, ngăn ngừa chiến tranh diễn
ra là cần thiết. Song, ý chí dũng cảm đứng lên chống quân xâm lược thể hiện
lòng yêu nước của các thanh niên ngày nay là cần thiết. Điểm lại một vài cuộc
xâm lược của Trung Quốc rồi từ đó nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao tầm hiểu biết
về nguyên nhân và ý nghĩa của những thắng lợi.
Tác giả: Trần
Hoàng
Nhận xét
Đăng nhận xét